TĐ:3691-Họa phước đều là do con người làm ra , không phải tự nhiên

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3691-Họa phước đều là do con người làm ra , không phải tự nhiên
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 502
*Thời gian từ: 01h43:29:21 – 01h52:07:00
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Cần phải hiểu rằng cả vũ trụ này cũng đều từ tự tánh chúng ta biến hiện ra, quả đất này cũng do tự tánh chúng ta biến hiện ra. Quả đất đẹp đẽ là do ý niệm chúng ta biến hiện đẹp đẽ, tâm hành chúng ta biến hiện đẹp đẽ. Quả đất hay xảy ra tai nạn là dó ý niệm chúng ta biến hiện ác độc, là do hành vi chúng ta biến hiện ác độc. Muốn hoá giải những tai nạn trên quả đất, ta chuyển đổi ý niệm thì những tai nạn liền hoá giải ngay.
Khoa học không làm được mà chỉ có ý niệm, ai tin? Ba mươi năm trở lại đây, những nhà khoa, chúng ta thấy rất nhiều kết luận về việc năng lượng khó tin của ý niệm, đặc biệt là năng lượng của ý niệm tập thể. Phật pháp gọi năng lượng ý niệm tập thể là cộng nghiệp, tôi nói cộng nghiệp chắc mọi người sẽ nhận ra. Năng lượng của cá nhân gọi là biệt nghiệp, tập thể gọi là cộng nghiệp.
Thế gian ngày nay là kết quả của cộng nghiệp, cộng nghiệp này là cộng nghiệp bất thiện. Thấy rõ sự thực chân tướng của vấn đề này, quý vị sẽ biết sử dụng phương pháp nào để cứu khổ cứu nạn, biết dùng phương pháp nào để hoá giải tất cả những tai nạn trước mắt chúng ta. Qúy vị hiểu thấu đáo thì hiệu quả mang lại mới cao.
Cổ nhân có câu: “Người có phước ở đất phước”, người có phước ở nơi đâu là khu vực đó sẽ không xảy ra những tai nạn, tại sao? Ý niệm của họ đã làm thay đổi hoàn cảnh nơi họ cư trú. Cho dù đó là nơi có những người làm ác, nhưng những điều ác của người kia không thể sánh được người có phước. Nếu những ác nghiệp của người kia tạo ra lớn hơn phước thì bản thân anh ta phải chịu tai nạn. Nếu phước của anh ta lớn, ác nghiệp anh ta tạo ra không bằng phước báo, thì phước báo của anh ta có thể trấn giữ một phương. Quả báo người tạo ác nghiệp sẽ không xảy ra, sau khi anh ta đi khỏi quả báo mới xảy ra, chưa đi, anh ta vẫn còn đó thì quả báo vẫn chưa xảy ra, đấy gọi là “người phước ở đất phước”. Chúng ta nên tin câu này, tất cả hoạ phước đều do con người tạo ra, không phải tự nhiên, tự nhiên lúc nào cũng đẹp đẽ.
Ngày nay chúng ta hay nói những tai nạn tự nhiên, như thế hơi oan cho tự nhiên. Chưa hiểu tự nhiên nên chúng ta qui kết tai nạn là tự nhiên, nhưng tự nhiên không bao giờ gây tai nạn, làm gì có chuyện tự nhiên gây tai nạn? Vì vậy không có chuyện tự nhiên mà tất cả là do con người, cần hiểu vấn đề này.
Nền giáo dục mấy nghìn năm nay của cổ nhân là thuận theo thiên nhiên, bởi thế khu vục phước địa này mới được an ổn lâu dài, những cư dân ở đây đều vâng giữ lời dạy của Thánh hiền. Hai nghìn năm nay, như lời Thatcher phát biểu, tâm lượng người người xưa rất rộng rãi, có thể bao dung những nền văn hoá bên ngoài, đây là lời khen tặng của mọi người. Văn hoá bên ngoài đó là Phật giáo, Phật giáo được truyền đến từ Ấn độ, không phải văn hoá bản địa, nhưng vẫn được bao dung, vẫn được học hỏi một cách vô tâm. Tiếp đó, đã nói văn hoá Phật giáo đã làm phong phú thêm văn hoá bản địa Trung quốc, bởi vì khi hoà nhập hai nền văn hoá với nhau cả hai phía đều nhận được những ưu điểm, văn hoá Trung quốc được nâng cao, văn hoá Phật giáo ở Trung quốc cũng được nâng cao, cả hai đều rực sáng.
Bởi thế “Đó là thứ vốn sẵn có trong tâm thanh tịnh của chúng sinh”, chính là câu nói của đại sư Huệ Năng: “Nào ngờ tự tánh, vốn đã đầy đủ”, chừng đó đã nói lên tất cả.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment