TĐ:3624- Vì sao Phật nói tất cả pháp là “duyên sinh”, không nói là “nhân sinh”?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
33 Views
TĐ:3624- Vì sao Phật nói tất cả pháp là “duyên sinh”, không nói là “nhân sinh”?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 443
*Thời gian từ: 01h49:06:00 – 01h55:01:19
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nhân duyên hợp thành, giả danh chư pháp”, chư pháp là những hiện tượng chúng ta nói ở đây, những hiện tượng này từ đâu mà có? Do nhân duyên hoà hợp mà có. Cho nên Phật nói tất cả pháp gọi là duyên sinh, không gọi nó là nhân sinh. Trên thực tế phải có nhân, duyên, quả. Tại sao Phật chỉ nói duyên mà không nói nhân? Vì nhân là bình đẳng, nhân là thứ vốn có. Đại sư Huệ Năng nói về tự tánh: vốn tự đầy đủ đó là nhân, nhân là vốn có, nhưng nhân mà không có duyên thì nó không khởi tác dụng. Nhân nếu như đủ duyên, ba thứ hiện tượng lập tức khởi lên, hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên liền sinh khởi. Cho nên duyên, không nói nhân mà nói duyên, vấn đề là ở chỗ đó.
Duyên sinh, cho nên giả danh các pháp, bởi khi duyên tụ thì có, khi duyên tụ hợp là có, hiện tượng có. Khi duyên tan thì không còn nữa, hình dáng không tồn tại nữa. Cho nên Phật dạy: “ tất cả pháp rốt cục là không”, chính là từ điểm này mà nói.
“Phàm có hình tướng, tất cả đều hư dối”, không phải chờ đến khi duyên tan quí vị mới biết nó không còn, bây giờ đã không tồn tại, chỉ vì duyên tụ nên có mà thôi, làm gì có thật? Giống như một căn phòng, quí vị thấy căn phòng có không? Không có. Nếu quí vị biết nhìn thì căn phòng này là gì? Quí vị thấy bao nhiêu gạch, bao nhiêu ngói, bao nhiêu gỗ, bao nhiêu công trình, quí vị chỉ thấy chừng đó, gộp tất cả lại thì nó có, tháo rời tất cả ra thì nó hết. Vốn nó không có, bây giờ có dựng lên vẫn là không có, đó là quí vị thật biết nhìn. Quí vị nhìn thấy thực tướng các pháp. Phàm phu không biết nhìn, toàn nhìn giả tướng các pháp, chưa thấy được thật tướng. Thực tướng, từ trong cái có quí vị thấy được cái không có, chẳng qua đó là duyên tụ, duyên tán mà thôi. Cuốn kinh chúng ta nhìn thấy là có, kỳ thực người biết nhìn họ sẽ thấy những gì? Trong đó chỉ hơn trăm trang giấy mà thôi, tập hợp lại ở đây nên nói có, khi xé thì nó trở thành không, không lẽ phải chờ đên lúc xé mới biết nó không có sao? Không đợi xé ra ta vẫn biết nó không có, nó chỉ là những trang giấy chồng lên nhau ở đây, không phải thật.
Vì thế, những kiến trúc sư khi nhìn căn phòng, không giống với chúng ta, họ thấy trong đó có bao nhiêu tấn sắt thép, bao nhiêu tấn vật liệu, lúc bày ra trên đất, họ tính toán những thứ đó cho quí vị. Cần bao nhiêu ngày công họ đã tính sẵn, dựa theo bản vẽ để tính toán. Quí vị liền cho đó là có, giả có, không phải thật có. Thật là gì? Thật là vĩnh hằng bất biến. Hư không này là vĩnh hằng bất biến, có cũng không trở ngại nó, không cũng không trở ngại nó, đó là thật, không phải giả. Vì vậy hư không thuộc pháp vô vi, không phải pháp hữu vi.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment