TĐ:3336- Nhân tố chướng ngại vãng sanh
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 259
*Thời gian từ: 01h37:38:00 – 01h47:26:13
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Xem câu bên dưới: “Như thân kim sắc của Phật, diệu tướng đều viên mãn”. Đây là Phật A Di Đà tiếp đãi đại chúng khắp mười phương vãng sanh đến. “Đều khiến thành Phật”, tất cả đều bình đẳng như nhau không hề có chút sai biệt nào, khiến những người này đều thành Phật đạo, hoàn toàn giống như mình vậy. “Như thân kim sắc của Phật”, Phật ở đây là Phật A Di Đà. “Kim” ở đây là biểu pháp, biểu trưng điều gì? Biểu trưng sự vĩnh hằng bất biến, cho nên được gọi là báu. Trong bảy loại báu, người phương đông xếp vàng đứng thứ nhất, đứng đầu trong bảy báu, vì sao vậy? Vì vàng, bạc, đồng, sắt, tích, bốn loại còn lại rất dễ bị ôxy hóa, nghĩa là đổi màu, chỉ có vàng không thay đổi, cho nên gọi nó là báu. Thân sắc vàng, thân vĩnh viễn bất hoại, thân vĩnh viễn bất biến. “Diệu tướng đều viên mãn”, không chỉ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp, thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp.
Bên dưới giải thích: “Người nguyện sanh về nước ta”, nghĩa là người vãng sanh về thế giới Cực Lạc, có Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác đến từ thế giới Chư Phật. Cũng có thiên nhân đến từ mười phương thế giới, lục đạo chúng sanh, cõi người, đường a tu la, đường la sát, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ đều có, chúng sanh cõi nào cũng có. Vì sao vậy? Vì những chúng sanh đó, chúng sanh trong ác đạo, đời trước ở nhân thiên từng tu pháp môn này. Không những từng tu, mà còn tu rất riêng năng, chăng qua họ lơ là, còn tham luyến thế gian này, không nghĩ đến vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Giống như pháp sư Quán Đảnh khai thị cho chúng ta biết về 100 loại quả báo khác nhau của niệm Phật. Thứ nhất là niệm Phật A Di Đà đọa địa ngục, niệm Phật sao lại đọa địa ngục? Họ lấy niệm Phật cầu phước báo, mục đích của họ không phải cầu vãng sanh, mà cầu hưởng thụ ngũ dục lục trần, họ niệm Phật là vì điều này. Có hưởng được ngũ dục lục trần chăng? Hưởng được, hưởng hết phước không phải vãng sanh thế giới Cực Lạc, là vãng sanh địa ngục, vấn đề là như vậy. Tuy ở trong địa ngục, nhưng họ có thiện căn niệm Phật. Sau khi chịu hết tội ở địa ngục, nếu gặp được Bồ Tát, khuyên họ niệm Phật vãng sanh Cực Lạc, họ vừa tiếp nhận, liền từ địa ngục vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Pháp môn này vi diệu biết bao, đúng là không thể nghĩ bàn. Chúng ta đối với chúng sanh trong ba đường ác, có thể coi thường họ chăng? Không thể, biết đâu tương lai họ đến thế giới Cực Lạc thành Phật trước chúng ta. Hiểu được đạo lý này, thấu triệt chân tướng sự thật này, chúng ta không còn dám coi thường tất cả chúng sanh, không dám đối đãi không chu đáo đối với tất cả chúng sanh, tâm cung kính mới sanh khởi. Cung kinh này là cung kính tất cả, đến thánh nhân thế gian đều dạy chúng ra_quý vị xem câu đầu tiên trong Lễ Ký, “Khúc Lễ viết: vô bất kính”, đối với người sự vật đều phải cung kính. Cung kính là tánh đức, chỉ có tánh đức mới có thể kiến tánh. Sự cống cao ngã mạn của chúng ta, những khuyết điểm và thói quen này rất nhiều người đều có. Đều tự cho mình thông minh, không hề có chút khiêm tốn nào. Đây là nhân tố chướng ngại họ vãng sanh, tuy niệm Phật rất giỏi nhưng không thể vãng sanh. Vãng sanh cần phải chế phục tập khí phiền não, không được để nó phát tác. Thường để nó phát tác không thể vãng sanh, công phu phải rèn luyện ngay trong đời sống hằng ngày, như việc xử sự đối nhân tiếp vật. Nhất định phải học Phật A Di Đà, quý vị xem đối với người vãng sanh thế giới Cực Lạc, đối đãi bình đẳng, chung sống hòa thuận. “Thân tướng như Phật”, hoàn toàn giống với Phật A Di Đà_Trong 48 nguyện ở trước, chúng ta đã học điều này.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 259
*Thời gian từ: 01h37:38:00 – 01h47:26:13
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Xem câu bên dưới: “Như thân kim sắc của Phật, diệu tướng đều viên mãn”. Đây là Phật A Di Đà tiếp đãi đại chúng khắp mười phương vãng sanh đến. “Đều khiến thành Phật”, tất cả đều bình đẳng như nhau không hề có chút sai biệt nào, khiến những người này đều thành Phật đạo, hoàn toàn giống như mình vậy. “Như thân kim sắc của Phật”, Phật ở đây là Phật A Di Đà. “Kim” ở đây là biểu pháp, biểu trưng điều gì? Biểu trưng sự vĩnh hằng bất biến, cho nên được gọi là báu. Trong bảy loại báu, người phương đông xếp vàng đứng thứ nhất, đứng đầu trong bảy báu, vì sao vậy? Vì vàng, bạc, đồng, sắt, tích, bốn loại còn lại rất dễ bị ôxy hóa, nghĩa là đổi màu, chỉ có vàng không thay đổi, cho nên gọi nó là báu. Thân sắc vàng, thân vĩnh viễn bất hoại, thân vĩnh viễn bất biến. “Diệu tướng đều viên mãn”, không chỉ 32 tướng tốt 80 vẽ đẹp, thân có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp.
Bên dưới giải thích: “Người nguyện sanh về nước ta”, nghĩa là người vãng sanh về thế giới Cực Lạc, có Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác đến từ thế giới Chư Phật. Cũng có thiên nhân đến từ mười phương thế giới, lục đạo chúng sanh, cõi người, đường a tu la, đường la sát, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ đều có, chúng sanh cõi nào cũng có. Vì sao vậy? Vì những chúng sanh đó, chúng sanh trong ác đạo, đời trước ở nhân thiên từng tu pháp môn này. Không những từng tu, mà còn tu rất riêng năng, chăng qua họ lơ là, còn tham luyến thế gian này, không nghĩ đến vãng sanh thế giới Cực Lạc.
Giống như pháp sư Quán Đảnh khai thị cho chúng ta biết về 100 loại quả báo khác nhau của niệm Phật. Thứ nhất là niệm Phật A Di Đà đọa địa ngục, niệm Phật sao lại đọa địa ngục? Họ lấy niệm Phật cầu phước báo, mục đích của họ không phải cầu vãng sanh, mà cầu hưởng thụ ngũ dục lục trần, họ niệm Phật là vì điều này. Có hưởng được ngũ dục lục trần chăng? Hưởng được, hưởng hết phước không phải vãng sanh thế giới Cực Lạc, là vãng sanh địa ngục, vấn đề là như vậy. Tuy ở trong địa ngục, nhưng họ có thiện căn niệm Phật. Sau khi chịu hết tội ở địa ngục, nếu gặp được Bồ Tát, khuyên họ niệm Phật vãng sanh Cực Lạc, họ vừa tiếp nhận, liền từ địa ngục vãng sanh đến thế giới Cực Lạc. Pháp môn này vi diệu biết bao, đúng là không thể nghĩ bàn. Chúng ta đối với chúng sanh trong ba đường ác, có thể coi thường họ chăng? Không thể, biết đâu tương lai họ đến thế giới Cực Lạc thành Phật trước chúng ta. Hiểu được đạo lý này, thấu triệt chân tướng sự thật này, chúng ta không còn dám coi thường tất cả chúng sanh, không dám đối đãi không chu đáo đối với tất cả chúng sanh, tâm cung kính mới sanh khởi. Cung kinh này là cung kính tất cả, đến thánh nhân thế gian đều dạy chúng ra_quý vị xem câu đầu tiên trong Lễ Ký, “Khúc Lễ viết: vô bất kính”, đối với người sự vật đều phải cung kính. Cung kính là tánh đức, chỉ có tánh đức mới có thể kiến tánh. Sự cống cao ngã mạn của chúng ta, những khuyết điểm và thói quen này rất nhiều người đều có. Đều tự cho mình thông minh, không hề có chút khiêm tốn nào. Đây là nhân tố chướng ngại họ vãng sanh, tuy niệm Phật rất giỏi nhưng không thể vãng sanh. Vãng sanh cần phải chế phục tập khí phiền não, không được để nó phát tác. Thường để nó phát tác không thể vãng sanh, công phu phải rèn luyện ngay trong đời sống hằng ngày, như việc xử sự đối nhân tiếp vật. Nhất định phải học Phật A Di Đà, quý vị xem đối với người vãng sanh thế giới Cực Lạc, đối đãi bình đẳng, chung sống hòa thuận. “Thân tướng như Phật”, hoàn toàn giống với Phật A Di Đà_Trong 48 nguyện ở trước, chúng ta đã học điều này.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments