TĐ:3309-Vì sao phải “hằng thuận chúng sinh” ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
8 Views
TĐ:3309-Vì sao phải “hằng thuận chúng sinh” ?
Danh sách phát:[3201~3400] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfq-nJS54PtxS2AXqEJeTEHu
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 242
*Thời gian từ: 01h33:52:21 – 01h41:59:03
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Tiếp theo là “hằng thuận chúng sanh”. Tập khí chúng sanh rất nặng, nếu không tùy thuận họ là đoạn tuyệt nhân duyên với họ. Dù ta tu hành tốt đến đâu họ cũng không muốn tiếp cận, họ không muốn học theo, như vậy phải làm sao? Phải thuận theo họ. Chúng ta cảm thấy rất khó khăn, Chư Phật Bồ Tát không có ai không hằng thuận chúng sanh. Chúng sanh muốn tạo nghiệp, Phật Bồ Tát tùy thuận họ tạo nghiệp. Tạo tội nghiệp đương nhiên phải đọa địa ngục, Phật Bồ Tát kiên nhẫn chờ đợi. Ác đạo là gì? Ác đạo là nơi tiêu nghiệp ác, họ đến đó để tiêu ác nghiệp của mình. Sau khi ác nghiệp tiêu trừ, họ ra khỏi ba đường ác là có thể tiếp thu. Có một số người rất thích tu phước, muốn cầu phước báo, Phật cũng tùy thuận họ, để họ tu phước. Tu nhiều phước báo họ đi về đâu? Họ lên cõi trời, nhân thiên phước báo lớn, Phật cũng ở đó đợi họ. Ba đường lành là nơi tiêu phước báo, ba đường ác là nơi tiêu tội nghiệt, phải tiêu hết tất cả tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh mới có thể học Phật. Cho nên nhà Phật có hai câu nói rằng: “Phú quý học đạo là khó”, vì sao vậy? Vì phước báo của họ quá lớn làm chướng ngại họ tu hành. “Bần tiện học đạo là khó”, vì tôi nghiệp của họ quá sâu nặng, tội khổ chướng ngại họ học đạo, không thể không hằng thuận. Phải có tâm nhẫn nại để đợi chờ, đợi đến khi tội phước của họ đều tiêu gần hết, dần dần tỉnh ngộ. Phước báo lớn cũng rất dễ mê muội, nghiệp chướng nặng mê muội, phước báo lớn cũng mê. Mê mà không giác, đối với người này Phật Bồ Tát và thánh hiền đều đành chịu, chỉ còn cách đợi chờ. Hằng là không có điều kiện, vĩnh viễn thuận theo chúng sanh. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, tôi tin rằng phương tây hay phương đông cũng tương tự.
Công nghiệp cách mạng đến nay đã 300 năm, 100 năm trước ảnh hưởng không lớn, 100 năm thứ hai mức ảnh hưởng khá sâu. Ảnh hưởng điều gì? Lơ là nền giáo dục của thánh hiền, không coi trọng lắm, mảnh đất có truyền thống lâu đời như Trung quốc cũng vậy. 200 năm trước, do thái hậu Từ Hy chấp chánh, bà đối với truyền thống văn hóa và cổ thánh tiên hiền, không coi trọng như người xưa, rất xem nhẹ. Trong cung đình thời nhà Thanh từ khi khai quốc, chắc là chế độ được thành lập vào thời Khang Hy, lễ thỉnh chuyên gia học giả của ba nhà Nho Thích Đạo vào trong cung dạy học. Đế vương dẫn đầu văn võ bá quan đến học tập, Khang Hy còn học rất siêng năng. Ông học như thế nào? Sau khi học xong lên giảng lại, Khang Hy giảng lại, để thầy và các đồng học phê bình, học rất siêng năng. Những tài liệu giảng giải này đều có sưu tập vào trong Tứ Khố, trong Tứ Khố vẫn bảo tồn. Tôi có xem một phần, xem ở trong cung đình họ nói về vấn đề gì, nói như thế nào. Chế độ này kéo dài đến Hàm Phong, khi Hàm Phong băng hà, con trai là Đồng Trị còn rất nhỏ, trên thực tế thì thái hậu Từ Hy chấp chánh. Bà phế bỏ chế độ này, không còn cung thỉnh chuyên gia học giả vào cung dạy học nữa. Việc lớn của quốc gia thì sao? Bà tin vào mê tín, tin theo đồng bóng, thái hậu Từ Hy thích điều này. Việc lớn của quốc gia đều mời quỷ thần đến chỉ đạo nên làm như thế nào, điều này khiến bà mất nước, lơ là đối với truyền thống văn hóa. Quốc gia không coi trọng, nhân dân cũng tản mác, sau khi nhà Thanh mất đến nay là 100 năm. 100 năm nay chẳng những không có ai thực hành, đến người nói cũng không có. Hiện nay nói đến truyền thống văn hóa xưa, nói đến Nho Thích Đạo, rất nhiều người cảm thấy xa lạ, không biết đây là gì, trái lại không bằng người phương tây. Chúng tôi tiếp xúc rất nhiều người phương tây, nói đến truyền thống văn hóa, họ đều hiểu được đôi chút, nhưng người trong nước lại ít người biết đến.
Vấn đề này không thể trách, không được trách bất kỳ ai, đây là do hai ba trăm năm lịch sử tạo nên. Vì vậy chúng ta phải học theo Đức Phật hằng thuận chúng sanh, thuận theo họ trước, rồi dần dần cảnh tỉnh họ.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment