TĐ:327-Tịnh Không pháp sư kể chuyện về bậc đại nho Trịnh Khang Thành

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
95 Views
TĐ:327-Tịnh Không pháp sư kể chuyện về bậc đại nho Trịnh Khang Thành
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 177
Thời gian từ: 00h09:53:12 - 00h15:00h24
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Vào thời nhà Hán có một câu chuyện, câu chuyện về Trịnh Khang Thành_Trịnh Huyền, là một nhà Nho lớn thời nhà Hán. Thầy ông là Mã Dung, cũng rất giỏi. Mã Dung không những học thuật giỏi, mà quan vị cũng rất lớn, tương đương với cấp bộ hiện nay. Ông ta dạy học_đây là một gia đình phú quý, trong nhà có một đội nhạc công, nghĩa là các cô gái ở đó ca hát. Ông ta rất thích ca múa, ngay cả lúc dạy học cũng để các cô gái này ở sau ca hát, ông ở trước vừa dạy vừa thưởng thức, dùng bức rèm ngăn lại. Ở đây dạy học, sau bức rèm là các cô gái đàn ca tấu nhạc múa hát. Quý vị thử nghĩ xem các học sinh này, ai không muốn ra sau đó xem. Chỉ có một học sinh, suốt ba năm tâm luôn chuyên chú, chưa từng một lần liếc mắt ra sau bức rèm đó xem. Mã Dung biết điều này, suốt ba năm nay, bản lĩnh của ông học sinh này đã tiếp thu tất cả. Con người rất khó đoạn được tập khí phiền não, nhà Nho lớn cũng có vấn đề, ông ta đố kỵ đối với học sinh. Ông biết học sinh này tương lai nhất định hơn mình, nếu là người có đức hạnh thật sự sẽ rất hoan hỷ, màu xanh sinh ra từ màu lam mà đẹp hơn màu lam. Học sinh tương lai giỏi hơn mình là vinh dự cho bản thân. Ông ta không nghĩ như thế, ông có ý muốn hại học sinh này, dùng phương pháp cũng rất xảo diệu. Lúc nghỉ học, trở về quê, học sinh tốt nghiệp về nhà, ông dẫn theo đồng học đưa tiễn Trịnh Huyền mười dặm, tiễn hành Trịnh Huyền. Mỗi học sinh kính ba ly rượu, người xưa khi nói đến rượu thường nói 300 ly, điển tích này xuất phát từ đây. Trịnh Khang Thành uống với mọi người hơm 300 ly, ông uống say chăng? Nếu say trên đường sẽ có người hạ thủ, xử lý ông. Không ngờ, Trịnh Khang Thành uống xong 300 ly, dù lễ tiết nhỏ nhặt cũng không mất.
Thầy Lý kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, thầy nói nếu tửu lượng của mỗi người chúng ta đều như Trịnh Khang Thành, thì trong năm giới của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không có giới cấm rượu, không cần thiết. Ông không thất lễ, Trịnh Khang Thành đúng là hải lượng. Sau khi đi, Trịnh Khang Thành vốn dự định đi con đường này, mọi người đều biết, trên thực tế ông đi theo con đường nhỏ khác.
Đây là chuyên chú, thành kính. Thành kính đối với thầy, thành kính đối với học nghiệp, mới thật sự đạt được lợi ích. Không có thành kính, như người bây giờ tâm nông nổi, họ làm sao học được lợi ích? Những gì họ học đều là những nhu cầu bức thiết trước mắt, như khoa học kỹ thuật, những đạo lý của thánh hiền họ không học được! Luân lý đạo đức, đặc biệt trong Phật giáo nói: “lên cao một bậc”. Lên cao là gì? Nói như cách nói bây giờ là khoa học cao cấp, triết học cao cấp,
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment