TĐ:3192- “Ý nghĩ” giống như kênh truyền hình

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
TĐ:3192- “Ý nghĩ” giống như kênh truyền hình
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 178
*Thời gian từ: 01h19:47:18 – 01h30:58:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Rộng lớn, tức trong kinh nói mênh mông ngay ngắn, không thể giới hạn”, đây là thế giới Cực Lạc, vì sao hiện cảnh giới này? Quý vị sẽ nghĩ đến người ở thế giới Cực Lạc, họ không có vọng niệm, cho nên rộng lớn ngay ngắn hiện ra. Tâm lượng cũng không có giới hạn, “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Chúng ta hiểu câu “mênh mông ngay ngắn, không thể giới hạn”, nếu thật sự hiểu, thế giới Cực Lạc ở đâu? Biến pháp giới hư không giới chính là thế giới Cực Lạc, tức ngay tại đây, chúng ta không nhìn thấy, ví như điều gì? Bây giờ chúng ta thấy màn hình ti vi, chúng ta bật kênh này, hiện tượng xuất hiện, chúng ta nhìn thấy. Thế giới Cực Lạc cũng ở nơi kênh này, quý vị thay kênh khác, thế giới Cực Lạc cũng xuất hiện, vẫn ở trên màn hình này, không gần cũng không xa. Vì sao bây giờ chúng ta xem kênh này? Hiện nay chúng ta có vọng tưởng phân biệt chấp trước. Kênh của thế giới Cực Lạc thì sao? Nó không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, thế giới Cực Lạc biến pháp giới hư không giới. Lục đạo phải chăng là biến pháp giới hư không giới? Đúng vậy! Không sai chút nào, đều không phải thật. Thế giới lục đạo này là giả, không phải thật, thế giới Cực Lạc cũng không phải thật, phải biết điều này. Thế giới Cực Lạc hiện tiền như thế nào? Tâm thanh tịnh bình đẳng giác hiện tiền, thì thế giới Cực Lạc hiện ra. Chúng ta là tâm nhiễm ô, tâm cao thấp, cống cao ngã mạn, tâm giác mà không mê nên biến thành luân hồi lục đạo, chính là như thế.
Thiền sư Trung Phong nói rất hay: Tâm tôi tức là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi. Vì sao vậy? Vì thanh tịnh bình đẳng giác chính là Phật A Di Đà, tham sân si mạn nghi là luân hồi lục đạo. Nghĩa là một niệm đó, xem ý niệm quý vị chuyển như thế nào, ý niệm này giống như kênh truyền hình vậy. Chúng ta bị tham sân si mạn nghi chi phối, kênh truyền hình này là luân hồi lục đạo. Nếu ý niệm chúng ta là thanh tịnh bình đẳng giác, cảnh giới là thế giới Cực Lạc. Cảnh tùy tâm chuyển, không có cảnh giới, cảnh giới là tâm biến hiện. Tâm thiện biến ra cảnh giới thiện, tâm bất thiện biến ra cảnh giới bất thiện, tâm thanh tịnh biến ra cảnh giới Phật, chính là như vậy. Quý vị không cần phân biệt, thế giới Cực Lạc cách chúng ta mười vạn ức cõi Phật, đó là gì? Là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phương tiện nói, nói thật với quý vị sẽ không nói như thế. Nhưng phương tiện nói cũng không nói sai, mười vạn ức cõi Phật vô cùng xa xôi. Sao lại xa xôi, vì sao xa xôi như vậy? Vì phiền não không dể buông bỏ nên nó xa xôi, nếu buông bỏ được phiền não nó rất gần, đâu có khoảng cách! Cho nên lời đức Phật nói, trong lời nói đó có bao hàm ý khác, chúng ta cần phải lãnh hội. Nếu không biết lãnh hội, mà nắm chắc ý đó, như vậy thì oan cho Phật. Đây nghĩa là từng câu từng chữ của Phật đều rất linh hoạt, không hề cứng ngắc. Lời của Phật không có ý nghĩa, văn tự trong kinh điển của Phật cũng không có ý nghĩa. Nếu nói có ý nghĩa đều là ý của chính mình. Vì không có ý nghĩa nó mới là vô lượng nghĩa, nếu có ý nghĩa không phải chính là ý này sao? Như vậy thì vô lượng nghĩa ở đâu?
Quý vị xem bài viết của báo và tạp chí hiện nay, chỉ có một nghĩa, không có nghĩa thứ hai, kinh Phật vô lượng nghĩa. Từ xưa đến nay, người của mỗi triều đại chú giải đều khác nhau, đó không phải là vô lượng nghĩa ư? Người thời nhà Hán chú giải theo ý của người nhà Hán, phản ứng ra, Đức Phật phản ứng ra nói với họ. Người nhà Đường chú giải theo ý của người nhà Đường. Người bây giờ chú giải theo ý của người thời hiện đại, phản ứng theo nhu cầu bức thiết trước mắt của chúng ta.
Hoàng Niệm Tổ quả thật không đơn giản! Người thời hiện đại. Ông đem tất cả chú giải của các bậc cao tăng của bao triều đại thời đại đối với kinh này, hội tập lại một nơi, điều này rất hay. Khiến chúng ta có thể thấy được giải thích của mỗi triều đại đối với nó, mỗi triều đại giảng giải như thế nào, làm như thế nào, nó cần thiết ra sao. Cũng chính là một câu nói, kinh điển vượt qua không gian, vượt qua thời gian.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment