TĐ:3164- Sự thật về chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
TĐ:3164- Sự thật về chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 160
*Thời gian từ: 00h12:33:21 – 00h18:55:12
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Đức Phật chia dục vọng thành năm loại lớn: Tài sắc danh thực thùy. Năm loại dục vọng này đều khống chế, đều không khởi tác dụng. Trong này chúng ta phải lưu ý đến, vì sao vậy? Vì tài có thể không cần, sắc cũng có thể viễn ly, danh cũng có thể không cần, nhưng có thể không ăn ư? Có thể không ngủ ư? Hai vấn đề này hình như rất nghiêm trọng, nhưng đích thực nếu sau khi đạt được sơ thiền, nói với chư vị, không cần ngủ nghỉ, luôn luôn tĩnh táo, không cảm thấy mệt mỏi, cũng không cần ăn uống. Không cần ăn uống, dinh dưỡng từ đâu mà có? Trong kinh Đức Phật nói với chúng ta: Thiền duyệt vi thực. Thiền duyệt là gì? Phàm phu chúng ta không thể tưởng tượng được. Ngày nay chúng ta hiểu được một chút khoa học, có một chút khoa học thường thức. Thân thể con người là một bộ máy, hoạt động của máy móc cần năng lượng. Ẩm thực là năng lượng bổ sung, ngủ nghỉ cũng là năng lượng hoàn nguyên, rất quan trọng. Người có thiền định, họ tiêu hao năng lượng rất ít.
Chúng ta thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một tăng đoàn như vậy_lúc còn trú thế, họ mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ngày ăn một bữa. Lượng công việc, tôi tin là nhiều hơn chúng ta. Mỗi ngày, tức là hiện tại chúng ta ở trong đạo tràng nhỏ này, mọi người có thể thấy được. Từ bốn phương tám hướng, mọi người đến đây tham học, đến bái phỏng tấp nập, từ sáng đến tối đều phải xã giao, Phật tại thế không phải rất vất vả sao? Ai cũng muốn đến gặp ngài, ai cũng muốn đưa ra nghi vấn để thỉnh giáo ngài, xin Phật khai thị. Chúng ta có thể nghĩ đến, ngài suốt ngày đêm không được nghỉ ngơi, ngày ăn một bữa được chăng? Được, ngài có định công, thật ra ngài không ăn cũng được. Năng lượng, có thể từ trong tự tánh của chính mình hiển lộ ra. Trong tự tánh có năng lượng viên mãn, có tướng hảo viên mãn, có đức năng viên mãn, có trí tuệ viên mãn, lấy không hết, dùng không tận, đây là thật. Chúng ta mê thất tự tánh, nên những thứ trong tự tánh, chúng ta không dùng được gì cả, chỉ dựa vào công việc. Mỗi ngày ăn cơm, giống như bổ sung năng lượng, đây là một việc khổ sai. Lãng phí bao nhiêu thời gian, lãng phí bao nhiêu tinh thần, có thể không cần thiết. Nhất định phải ăn uống, chú trọng dinh dưỡng này, dinh dưỡng kia. Đó đều là gì? Đó đều là vọng tưởng phân biệt chấp trước của chúng sanh, chúng ta cũng làm theo như thế. Thử hỏi, quý vị xem trâu bò suốt đời chỉ ăn cỏ xanh, không phải cũng rất mập mạp, rất mạnh khỏe đó sao? Chúng không ăn loại dinh dưỡng này, không nhiều như vậy. Từ đây chúng ta có thể lãnh hội được, chúng ta cầu học thầy dạy chúng ta, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Thật ra đạo lý ẩm thực cũng không ngoại lệ, cũng là chuyên tu một môn.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng biểu diễn cho chúng ta thấy, sáu năm khổ hạnh, mỗi ngày ăn ít mè ít lúa mạch. Mè là gì? Là hạt mè, phải chăng là ăn một hạt? Chúng ta không nên nghĩ như thế, nghĩ như thế không hợp tình hợp lý. Là một loại, ngài chỉ ăn một loại thực vật này, điều này hợp tình hợp lý. Có thể duy trì được chăng? Có thể, hết thảy đều là: Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment