TĐ:3094- Ông chủ tái sinh thành con trai, đều là để đòi nợ (2)
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 117
*Thời gian từ: 00h14:17:22 – 00h19:13:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Sau khi Kháng Chiến thắng lợi, vị bằng hữu ấy tuổi cũng đã rất cao, dường như là nhằm sinh nhật thứ năm mươi, đứa con lên mười. Đứa nhỏ ấy hết sức thích dùng tiền, học Tiểu Học mà luôn đem theo mười mấy đồng. Thuở ấy, mười mấy đồng rất lớn. Trong thời gian Kháng Chiến, có thể nói là mười đồng gần như có thể dùng làm tiền chi dụng cả một tháng cho một gia đình bốn người. Đồng tiền rất có giá! Có một hôm, đứa bé ấy đi đường, làm rớt tiền, một cụ già nhặt được. Cụ già ấy là bạn của cha nó, do quen biết, nên cụ gọi tên đứa bé, cầm tiền trên tay, bảo: “Ngươi gọi ta một tiếng bác, ta sẽ trả món tiền này cho ngươi”. Đứa bé ấy nói như thế nào? “Ông gọi tôi một tiếng bác, tôi cho lại ông mười đồng”. Đứa bé ấy láu lỉnh đến mức độ ấy. Đến hôm sinh nhật, ông ta đột nhiên thấy con mình biến đổi, [có hình dạng giống như] ông chủ khi trước, nên mới hoảng nhiên đại ngộ: Ông chủ của ông ta đã chết, đầu thai đến nơi đây, tài sản này là của ông ấy. Do ông ta rất thông minh, ngay lúc ấy bèn tuyên bố toàn bộ tài sản của công ty này giao cho con ông ta, còn ông ta làm thuê cho con. Vị lão cư sĩ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, đứa bé ấy đến đòi nợ. [Đời trước], nó ủy thác quý vị kinh doanh, chẳng tặng cho quý vị, nên lại [đầu thai] đến [đòi nợ]. Người ấy thật thà, lão thành, sau khi tuyên bố, bèn giữ thân phận làm công, về sau vẫn sống bình yên.
Cuối cùng, vị cư sĩ họ Ổ ấy đến Đài Loan, cũng chẳng có liên lạc, nhưng tôi tin tưởng kết quả cuối cùng của [Ổ cư sĩ] sẽ tốt đẹp, vì ông ta hiểu nhân quả, chẳng có tâm tham, vẫn chăm sóc đứa con rất chu đáo; bởi lẽ, ông ta hiểu rõ đứa con đến đòi nợ. Quý vị đối xử tốt với nó, nó cũng đối xử với quý vị tốt đẹp, cũng giống như trong quá khứ ông chủ đã tin tưởng, tín nhiệm quý vị. Đức Phật giảng chẳng sai, con cái bất hiếu, khinh lờn cha mẹ, thậm chí giết hại cha mẹ, đó là đến báo oán. Còn có trường hợp đến đòi nợ, hoặc đến trả nợ. Đức Phật chia [mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái] thành bốn loại lớn ấy. Sau khi đã giác ngộ, bất luận là quan hệ gì, mọi người cùng nhau học Phật, biến thành đồng tham đạo hữu. Chính mình đã khai ngộ, cũng giúp người nhà quyến thuộc ai nấy đều giác ngộ, đó là tốt đẹp! Đây cũng là như trong kinh thường nói: “Phật chẳng độ kẻ vô duyên”. Bất luận đối với quý vị là oán hay thân, là tranh chấp hay nợ nần, nói chung đều là kẻ có duyên, hễ gặp gỡ, đều phải dùng Phật pháp để giải quyết, đó là đúng!
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 117
*Thời gian từ: 00h14:17:22 – 00h19:13:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Sau khi Kháng Chiến thắng lợi, vị bằng hữu ấy tuổi cũng đã rất cao, dường như là nhằm sinh nhật thứ năm mươi, đứa con lên mười. Đứa nhỏ ấy hết sức thích dùng tiền, học Tiểu Học mà luôn đem theo mười mấy đồng. Thuở ấy, mười mấy đồng rất lớn. Trong thời gian Kháng Chiến, có thể nói là mười đồng gần như có thể dùng làm tiền chi dụng cả một tháng cho một gia đình bốn người. Đồng tiền rất có giá! Có một hôm, đứa bé ấy đi đường, làm rớt tiền, một cụ già nhặt được. Cụ già ấy là bạn của cha nó, do quen biết, nên cụ gọi tên đứa bé, cầm tiền trên tay, bảo: “Ngươi gọi ta một tiếng bác, ta sẽ trả món tiền này cho ngươi”. Đứa bé ấy nói như thế nào? “Ông gọi tôi một tiếng bác, tôi cho lại ông mười đồng”. Đứa bé ấy láu lỉnh đến mức độ ấy. Đến hôm sinh nhật, ông ta đột nhiên thấy con mình biến đổi, [có hình dạng giống như] ông chủ khi trước, nên mới hoảng nhiên đại ngộ: Ông chủ của ông ta đã chết, đầu thai đến nơi đây, tài sản này là của ông ấy. Do ông ta rất thông minh, ngay lúc ấy bèn tuyên bố toàn bộ tài sản của công ty này giao cho con ông ta, còn ông ta làm thuê cho con. Vị lão cư sĩ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, đứa bé ấy đến đòi nợ. [Đời trước], nó ủy thác quý vị kinh doanh, chẳng tặng cho quý vị, nên lại [đầu thai] đến [đòi nợ]. Người ấy thật thà, lão thành, sau khi tuyên bố, bèn giữ thân phận làm công, về sau vẫn sống bình yên.
Cuối cùng, vị cư sĩ họ Ổ ấy đến Đài Loan, cũng chẳng có liên lạc, nhưng tôi tin tưởng kết quả cuối cùng của [Ổ cư sĩ] sẽ tốt đẹp, vì ông ta hiểu nhân quả, chẳng có tâm tham, vẫn chăm sóc đứa con rất chu đáo; bởi lẽ, ông ta hiểu rõ đứa con đến đòi nợ. Quý vị đối xử tốt với nó, nó cũng đối xử với quý vị tốt đẹp, cũng giống như trong quá khứ ông chủ đã tin tưởng, tín nhiệm quý vị. Đức Phật giảng chẳng sai, con cái bất hiếu, khinh lờn cha mẹ, thậm chí giết hại cha mẹ, đó là đến báo oán. Còn có trường hợp đến đòi nợ, hoặc đến trả nợ. Đức Phật chia [mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái] thành bốn loại lớn ấy. Sau khi đã giác ngộ, bất luận là quan hệ gì, mọi người cùng nhau học Phật, biến thành đồng tham đạo hữu. Chính mình đã khai ngộ, cũng giúp người nhà quyến thuộc ai nấy đều giác ngộ, đó là tốt đẹp! Đây cũng là như trong kinh thường nói: “Phật chẳng độ kẻ vô duyên”. Bất luận đối với quý vị là oán hay thân, là tranh chấp hay nợ nần, nói chung đều là kẻ có duyên, hễ gặp gỡ, đều phải dùng Phật pháp để giải quyết, đó là đúng!
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments