TĐ:3066- Chân tướng của vũ trụ nhân sinh
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 105
*Thời gian từ: 01h49:04:24 – 01h56:28:12
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Hai chữ Thật Tướng chỉ chân tướng của vạn pháp trong vũ trụ. Thật là chân thật, diệu lý về chân tướng. Chân tướng do đâu mà có? Vì sao có chân tướng? Lý Thể của chân tướng được gọi là Diệu, nó là tự tánh. Công năng và đức dụng trong tự tánh chẳng thể nghĩ bàn, không có cách nào tưởng tượng, gì cũng chẳng có, nhưng nó chẳng thiếu thứ gì, diệu ở chỗ này! Chúng ta hãy suy nghĩ, khi Huệ Năng đại sư khai ngộ, Ngài đã miêu tả Bồ Đề chân chánh, diệu lý Thật Tướng có hình dạng như thế nào? Ngài nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh”. Nói theo cách bây giờ, “nào ngờ tự tánh” là chẳng nghĩ tự tánh vốn là thanh tịnh. Có bị nhiễm bẩn hay không? Chẳng có! Hiện thời, tự tánh của chúng ta có bị nhiễm bẩn hay không? Chẳng có! Chắc chắn chẳng bị nhiễm bẩn! Đọa súc sanh, đọa ngạ quỷ, đọa địa ngục đều chẳng bị nhiễm bẩn, đúng là thanh tịnh, là tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Không chỉ chẳng bị nhiễm bẩn, mà còn chẳng có sanh diệt, bất sanh, bất diệt!
“Bổn tự cụ túc” (vốn tự trọn đủ), “cụ túc” là gì? Trí huệ, đức năng, tướng hảo, cũng là trọn đủ hết thảy các pháp, vì sao? Hết thảy các pháp đều do tự tánh biến hiện, có thể hiện hết thảy các pháp. Kinh Hoa Nghiêm nói đến thế giới Hoa Tạng, phẩm Thế Giới Thành Tựu có nói “vô lượng vô biên chư Phật sát độ”. Trong chư Phật sát độ (các cõi nước của chư Phật) có cõi là tịnh độ, có cõi là uế độ. Uế độ giống như địa cầu của chúng ta, trạng huống đại khái giống nhau, thiên biến vạn hóa, trước nay chưa từng ngưng dứt. Tổng chỉ huy, vạch ra sách lược chung của những biến hóa ấy là ai? Thưa quý vị, ý niệm, tức là ý niệm của chúng ta. Chư Phật Như Lai thị hiện trong lục đạo, như Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại Ấn Độ vào ba ngàn năm trước, thị hiện tám tướng thành đạo, người vạch ra sách lược chung, tổng chỉ huy vẫn là chính chúng ta. Ngài là “tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” (thuận theo tâm chúng sanh, ứng với khả năng nhận biết của họ), diệu mà! Sách Hoàn Nguyên Quán gọi chuyện này là “xuất sanh vô tận”, gọi nó là “diệu lý”, pháp được gọi là “diệu pháp”. Đối với chữ Diệu này, diệu ở chỗ nào? Chẳng thể nói là nó có, mà cũng chẳng thể nói là nó không có. Đó là Diệu. Quý vị nói “nó là có” thì bản thể của nó chính là Không, trọn chẳng thể được. Quý vị bảo “nó là không”, nó lại thật sự hiện tướng. Tướng là huyễn tướng, Lý là lý Không. Lý chẳng phải là vật chất, mà cũng chẳng phải là tinh thần, sáu căn của chúng ta đều chẳng tiếp xúc được. Quý vị nhìn chẳng thấy, mà cũng chẳng nghe thấu, nghĩ cũng chẳng ra, sáu căn không có cách nào tiếp xúc. Nó tồn tại, chẳng phải là không tồn tại, điều này được gọi là Diệu. Lý diệu, Sự diệu, Tướng cũng diệu. Khi nào có thể thấy chân tướng? Khế nhập bèn thấy. Chưa khế nhập sẽ chẳng nhìn thấy. Khế nhập phải có công phu Định Huệ. Chưa có Định Huệ thật sâu thì đến khi nào sẽ định? Định do chúng ta tu tương ứng với tự tánh vốn định. Cổ đại đức nói “tánh, tu bất nhị”, tánh định là tự tánh vốn định. Huệ Năng đại sư nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn chẳng dao động”, đó là tánh định. Nay tâm chúng ta loạn, vọng niệm quá nhiều, buông vọng niệm xuống như thế nào? Chúng ta tu Định, tu tương ứng với tự tánh vốn định, Thật Tướng của các pháp hiện tiền, hoàn toàn thấy rõ rệt. Khi ấy sẽ gọi là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, người học Phật phải đặt vững mục tiêu ở nơi đây. Nay chúng ta ở trong thế gian này, tưởng tượng chẳng được, đức Phật dạy chúng ta một phương pháp: Trước hết, hãy về thế giới Cực Lạc, đến thế giới Cực Lạc theo A Di Đà Phật, vấn đề ấy sẽ được giải quyết, chúng ta bèn có thể chứng đắc.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 105
*Thời gian từ: 01h49:04:24 – 01h56:28:12
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Hai chữ Thật Tướng chỉ chân tướng của vạn pháp trong vũ trụ. Thật là chân thật, diệu lý về chân tướng. Chân tướng do đâu mà có? Vì sao có chân tướng? Lý Thể của chân tướng được gọi là Diệu, nó là tự tánh. Công năng và đức dụng trong tự tánh chẳng thể nghĩ bàn, không có cách nào tưởng tượng, gì cũng chẳng có, nhưng nó chẳng thiếu thứ gì, diệu ở chỗ này! Chúng ta hãy suy nghĩ, khi Huệ Năng đại sư khai ngộ, Ngài đã miêu tả Bồ Đề chân chánh, diệu lý Thật Tướng có hình dạng như thế nào? Ngài nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh”. Nói theo cách bây giờ, “nào ngờ tự tánh” là chẳng nghĩ tự tánh vốn là thanh tịnh. Có bị nhiễm bẩn hay không? Chẳng có! Hiện thời, tự tánh của chúng ta có bị nhiễm bẩn hay không? Chẳng có! Chắc chắn chẳng bị nhiễm bẩn! Đọa súc sanh, đọa ngạ quỷ, đọa địa ngục đều chẳng bị nhiễm bẩn, đúng là thanh tịnh, là tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Không chỉ chẳng bị nhiễm bẩn, mà còn chẳng có sanh diệt, bất sanh, bất diệt!
“Bổn tự cụ túc” (vốn tự trọn đủ), “cụ túc” là gì? Trí huệ, đức năng, tướng hảo, cũng là trọn đủ hết thảy các pháp, vì sao? Hết thảy các pháp đều do tự tánh biến hiện, có thể hiện hết thảy các pháp. Kinh Hoa Nghiêm nói đến thế giới Hoa Tạng, phẩm Thế Giới Thành Tựu có nói “vô lượng vô biên chư Phật sát độ”. Trong chư Phật sát độ (các cõi nước của chư Phật) có cõi là tịnh độ, có cõi là uế độ. Uế độ giống như địa cầu của chúng ta, trạng huống đại khái giống nhau, thiên biến vạn hóa, trước nay chưa từng ngưng dứt. Tổng chỉ huy, vạch ra sách lược chung của những biến hóa ấy là ai? Thưa quý vị, ý niệm, tức là ý niệm của chúng ta. Chư Phật Như Lai thị hiện trong lục đạo, như Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại Ấn Độ vào ba ngàn năm trước, thị hiện tám tướng thành đạo, người vạch ra sách lược chung, tổng chỉ huy vẫn là chính chúng ta. Ngài là “tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng” (thuận theo tâm chúng sanh, ứng với khả năng nhận biết của họ), diệu mà! Sách Hoàn Nguyên Quán gọi chuyện này là “xuất sanh vô tận”, gọi nó là “diệu lý”, pháp được gọi là “diệu pháp”. Đối với chữ Diệu này, diệu ở chỗ nào? Chẳng thể nói là nó có, mà cũng chẳng thể nói là nó không có. Đó là Diệu. Quý vị nói “nó là có” thì bản thể của nó chính là Không, trọn chẳng thể được. Quý vị bảo “nó là không”, nó lại thật sự hiện tướng. Tướng là huyễn tướng, Lý là lý Không. Lý chẳng phải là vật chất, mà cũng chẳng phải là tinh thần, sáu căn của chúng ta đều chẳng tiếp xúc được. Quý vị nhìn chẳng thấy, mà cũng chẳng nghe thấu, nghĩ cũng chẳng ra, sáu căn không có cách nào tiếp xúc. Nó tồn tại, chẳng phải là không tồn tại, điều này được gọi là Diệu. Lý diệu, Sự diệu, Tướng cũng diệu. Khi nào có thể thấy chân tướng? Khế nhập bèn thấy. Chưa khế nhập sẽ chẳng nhìn thấy. Khế nhập phải có công phu Định Huệ. Chưa có Định Huệ thật sâu thì đến khi nào sẽ định? Định do chúng ta tu tương ứng với tự tánh vốn định. Cổ đại đức nói “tánh, tu bất nhị”, tánh định là tự tánh vốn định. Huệ Năng đại sư nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn chẳng dao động”, đó là tánh định. Nay tâm chúng ta loạn, vọng niệm quá nhiều, buông vọng niệm xuống như thế nào? Chúng ta tu Định, tu tương ứng với tự tánh vốn định, Thật Tướng của các pháp hiện tiền, hoàn toàn thấy rõ rệt. Khi ấy sẽ gọi là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, người học Phật phải đặt vững mục tiêu ở nơi đây. Nay chúng ta ở trong thế gian này, tưởng tượng chẳng được, đức Phật dạy chúng ta một phương pháp: Trước hết, hãy về thế giới Cực Lạc, đến thế giới Cực Lạc theo A Di Đà Phật, vấn đề ấy sẽ được giải quyết, chúng ta bèn có thể chứng đắc.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments