TĐ:3059- Điều kiện học Phật
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 102
*Thời gian từ: 00h27:51:24 – 00h34:26:17
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là bộ kinh đầu tiên [trên con đường tu học], là kinh điển nhập môn, là pháp nhân thiên, chư vị phải biết điều này. Quý vị thấy điều thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước là pháp nhân thiên, chưa nhập môn. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười thiện nghiệp”. Hạng người nào vậy? Chẳng phải là Bồ Tát, cũng chẳng phải là La Hán, ngay cả Tu Đà Hoàn cũng chưa đạt tới. Đây là pháp phải học của chư thiên trong Dục Giới và con người trong nhân gian. Người học tốt đẹp [pháp này] thì mới có thể học Phật. Điều kiện học Phật là học làm người tốt đẹp. Vừa mở kinh bổn ra, [ta thấy] đức Phật thường gọi “thiện nam tử, thiện nữ nhân”, chúng ta thật sự làm được chữ Thiện ấy. “Thiện” ấy chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Thật sự làm được Thập Thiện Nghiệp Đạo thì quý vị mới có thể nhập Phật môn. Nhập Phật môn đầu tiên là tiếp nhận Tam Quy, Ngũ Giới, vậy thì nay chúng ta cũng thọ Tam Quy và Ngũ Giới, còn có rất nhiều đồng tu thọ Bồ Tát Giới, có thật hay không? Trong tâm chúng ta phải hiểu rõ: Chẳng thật! Vì sao? Chẳng làm được! Thiên Thai đại sư nói Lục Tức, chúng ta là Danh Tự Tức Phật, hữu danh vô thực, mang tiếng là đã thọ Tam Quy, nhưng chẳng có thực chất Tam Quy, toàn là giả trất! Chớ nên không biết điều này! Đã là giả, vì sao vẫn phải thọ? Tổ sư đại đức dạy: Tuy giả vẫn nên thọ, vì sau khi đã thọ [những giới ấy, trong tâm ta sẽ] thường ghi nhớ “ta đã quy y Tam Bảo, ta đã thọ Ngũ Giới, phải nghiêm túc học tập”, nó thường cảnh tỉnh quý vị. Chẳng thọ, quý vị sẽ chẳng có khái niệm ấy. Sau khi đã thọ, thường được nhắc nhở, do có lợi ích ấy nên thọ giới tốt hơn là không thọ! Nhưng đã thọ thì ngàn muôn phần đừng nghĩ ta đã là đệ tử Tam Bảo, ta đã thọ Tam Quy, Ngũ Giới! Đấy là đại vọng ngữ, có tội lỗi, [là vì] quý vị chưa làm được! Sau khi đã thọ phải nghiêm túc, nỗ lực thực hiện, nhất định phải làm được thì mới là tốt đẹp. Bởi lẽ, Phật pháp trọng thực chất, chẳng trọng hình thức.
Lúc tôi mới học Phật, được quen biết Chương Gia đại sư, còn chưa quy y. Tôi học với Ngài ba năm, hình như tới năm thứ ba mới quy y, hai năm đầu chẳng quy y. Về sau có rất nhiều người bảo: “Anh thường ở cùng một chỗ với lão nhân gia, có thể nào chẳng quy y?” Gần như là không thể nào chấp nhận, tôi bèn đối trước đại sư quy y, thọ Tam Quy. Đại sư vô cùng từ bi, tuy tôi chưa quy y, Ngài vẫn bằng lòng nhiệt thành giáo huấn, mỗi tuần dành cho tôi hai giờ, rất khó có! Tuy chúng tôi chưa quy y nơi hình thức, nhưng xét đến thực chất thì đã là thật sự quy y, vì nghe lời! Thầy dạy ra sao, chúng tôi đều có thể tiếp nhận, đều chịu y giáo phụng hành. Đó là thật sự quy y, tuy trên hình thức chẳng có, nhưng thật sự quy y thì có. Đó cũng gọi là “hành quyền phương tiện, nhập Phật pháp tạng”. Nhất định phải nhập, nhất định phải học theo Phật. Đức Phật dạy chúng ta hai câu, phải vĩnh viễn ghi nhớ, phải vĩnh viễn thực hiện: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”, chẳng sợ chịu khổ, chẳng có gì quan trọng hơn điều này! Có thể chịu khổ, sẽ chẳng bị dao động trong hết thảy cảnh giới, chẳng bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Phàm những kẻ học Phật rốt cuộc bị thất bại, đọa lạc, là do bị hoàn cảnh xoay chuyển. Nói thực ra là chẳng thể chịu khổ, không chống được sự dụ dỗ, mê hoặc của cảnh giới, tiếng tăm, lợi dưỡng bên ngoài nên mới bị thất bại. Bởi thế, hai điều giáo huấn ấy của đức Phật trọng yếu dường nào!
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 102
*Thời gian từ: 00h27:51:24 – 00h34:26:17
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là bộ kinh đầu tiên [trên con đường tu học], là kinh điển nhập môn, là pháp nhân thiên, chư vị phải biết điều này. Quý vị thấy điều thứ nhất trong Tịnh nghiệp tam phước là pháp nhân thiên, chưa nhập môn. “Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười thiện nghiệp”. Hạng người nào vậy? Chẳng phải là Bồ Tát, cũng chẳng phải là La Hán, ngay cả Tu Đà Hoàn cũng chưa đạt tới. Đây là pháp phải học của chư thiên trong Dục Giới và con người trong nhân gian. Người học tốt đẹp [pháp này] thì mới có thể học Phật. Điều kiện học Phật là học làm người tốt đẹp. Vừa mở kinh bổn ra, [ta thấy] đức Phật thường gọi “thiện nam tử, thiện nữ nhân”, chúng ta thật sự làm được chữ Thiện ấy. “Thiện” ấy chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Thật sự làm được Thập Thiện Nghiệp Đạo thì quý vị mới có thể nhập Phật môn. Nhập Phật môn đầu tiên là tiếp nhận Tam Quy, Ngũ Giới, vậy thì nay chúng ta cũng thọ Tam Quy và Ngũ Giới, còn có rất nhiều đồng tu thọ Bồ Tát Giới, có thật hay không? Trong tâm chúng ta phải hiểu rõ: Chẳng thật! Vì sao? Chẳng làm được! Thiên Thai đại sư nói Lục Tức, chúng ta là Danh Tự Tức Phật, hữu danh vô thực, mang tiếng là đã thọ Tam Quy, nhưng chẳng có thực chất Tam Quy, toàn là giả trất! Chớ nên không biết điều này! Đã là giả, vì sao vẫn phải thọ? Tổ sư đại đức dạy: Tuy giả vẫn nên thọ, vì sau khi đã thọ [những giới ấy, trong tâm ta sẽ] thường ghi nhớ “ta đã quy y Tam Bảo, ta đã thọ Ngũ Giới, phải nghiêm túc học tập”, nó thường cảnh tỉnh quý vị. Chẳng thọ, quý vị sẽ chẳng có khái niệm ấy. Sau khi đã thọ, thường được nhắc nhở, do có lợi ích ấy nên thọ giới tốt hơn là không thọ! Nhưng đã thọ thì ngàn muôn phần đừng nghĩ ta đã là đệ tử Tam Bảo, ta đã thọ Tam Quy, Ngũ Giới! Đấy là đại vọng ngữ, có tội lỗi, [là vì] quý vị chưa làm được! Sau khi đã thọ phải nghiêm túc, nỗ lực thực hiện, nhất định phải làm được thì mới là tốt đẹp. Bởi lẽ, Phật pháp trọng thực chất, chẳng trọng hình thức.
Lúc tôi mới học Phật, được quen biết Chương Gia đại sư, còn chưa quy y. Tôi học với Ngài ba năm, hình như tới năm thứ ba mới quy y, hai năm đầu chẳng quy y. Về sau có rất nhiều người bảo: “Anh thường ở cùng một chỗ với lão nhân gia, có thể nào chẳng quy y?” Gần như là không thể nào chấp nhận, tôi bèn đối trước đại sư quy y, thọ Tam Quy. Đại sư vô cùng từ bi, tuy tôi chưa quy y, Ngài vẫn bằng lòng nhiệt thành giáo huấn, mỗi tuần dành cho tôi hai giờ, rất khó có! Tuy chúng tôi chưa quy y nơi hình thức, nhưng xét đến thực chất thì đã là thật sự quy y, vì nghe lời! Thầy dạy ra sao, chúng tôi đều có thể tiếp nhận, đều chịu y giáo phụng hành. Đó là thật sự quy y, tuy trên hình thức chẳng có, nhưng thật sự quy y thì có. Đó cũng gọi là “hành quyền phương tiện, nhập Phật pháp tạng”. Nhất định phải nhập, nhất định phải học theo Phật. Đức Phật dạy chúng ta hai câu, phải vĩnh viễn ghi nhớ, phải vĩnh viễn thực hiện: “Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”, chẳng sợ chịu khổ, chẳng có gì quan trọng hơn điều này! Có thể chịu khổ, sẽ chẳng bị dao động trong hết thảy cảnh giới, chẳng bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển. Phàm những kẻ học Phật rốt cuộc bị thất bại, đọa lạc, là do bị hoàn cảnh xoay chuyển. Nói thực ra là chẳng thể chịu khổ, không chống được sự dụ dỗ, mê hoặc của cảnh giới, tiếng tăm, lợi dưỡng bên ngoài nên mới bị thất bại. Bởi thế, hai điều giáo huấn ấy của đức Phật trọng yếu dường nào!
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments