TĐ:3049-Thế nào là “hữu cầu tất ứng”
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 101
*Thời gian từ: 00h55:51:10 – 01h01:02:11
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Mười pháp giới đều gọi là thế gian, thật sự xuất thế gian là phải vượt thoát mười pháp giới thì mới thật sự là xuất thế gian, vĩnh viễn thoát khỏi hết thảy các nỗi khổ trong thế gian, lìa khổ được vui. Chẳng phải giống như chúng ta trong hiện tại, không có cái gì để ăn, được cho một chút thức ăn bèn [cảm thấy] lìa khổ được vui; chẳng có cái mặc, được cho một ít quần áo để mặc [bèn cảm thấy là lìa khổ, được vui], không phải vậy, chuyện như vậy quá nhỏ nhặt! Những chuyện ấy đức Phật giao cho chúng ta để chúng ta tự mình lo liệu, còn những chuyện khổ vui to lớn thì Phật, Bồ Tát đến giúp chúng ta lo toan, những việc nhỏ nhặt sẽ do chính ta lo liệu.
Trong thế gian này, trong các phần trước, chúng tôi đã nói rất nhiều, cầu của cải được của cải, cầu thông minh, trí huệ, được thông minh, trí huệ, cầu trường thọ được trường thọ, chẳng có gì quý vị không cầu được! Chỉ cần quý vị nương theo đạo lý và phương pháp do đức Phật đã dạy để cầu, hữu cầu tất ứng! Nhưng có lúc chúng ta cầu mà chẳng ứng là do nguyên nhân nào? Tôi học những pháp này từ Chương Gia đại sư lúc hai mươi mấy tuổi, lão nhân gia rất từ bi, thường dạy bảo tôi. Thầy nói: “Khi anh cầu mà chẳng có cảm ứng thì chẳng phải là không có cảm ứng, mà là do bản thân anh có nghiệp chướng khiến cho sự cảm ứng ấy bị chướng ngại. Nếu sám trừ nghiệp chướng, cảm ứng sẽ hiện tiền, chẳng phải là không có cảm ứng!” Tôi hướng về thầy thỉnh giáo: “Diệt trừ nghiệp chướng bằng cách nào?” Ngài bảo tôi sám hối. Nói đến sám hối, đại sư dạy tôi: “Phật pháp trọng thực chất, chẳng coi trọng hình thức”, dạy tôi pháp môn ấy. Sám hối trên mặt hình thức chẳng quan trọng, phải là từ thực chất. Thực chất là gì? Thực chất là sau đấy không làm nữa! Ta biết chính mình đã làm sai, ta cũng hiểu như người Trung Quốc đã nói “bất nhị quá” (không phạm lỗi ấy lần nữa), đó là chân sám hối, chẳng chú trọng hình thức. Trong các học trò của Khổng phu tử, chỉ có một người “bất nhị quá” thường được phu tử tán thán là Nhan Hồi. Có thể thấy là những người khác đều làm không được, đều vẫn thường phạm lầm lỗi. Chỉ có một mình Nhan Hồi rất lỗi lạc, Ngài đạt được “bất nhị quá”. Do đó, thầy dạy tôi: Sám trừ nghiệp chướng thì sau ấy hễ có cầu nhất định có ứng. Vì vậy, chúng ta hiểu rõ: Nếu chúng ta cầu tài, cầu trí huệ, luôn vì tự tư tự lợi mà cầu, sợ rằng đều chẳng có cảm ứng. Nếu chúng ta cầu tài, cầu trí huệ nhằm phục vụ chúng sanh, giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn trong xã hội thì sẽ có cảm ứng. Quý vị thấy: Chẳng vì chính mình thì mới được, vì sao? Chúng ta có thể nghĩ thông suốt lý ấy, [lý ấy] chẳng phải là rất sâu. Nếu là vì tự tư tự lợi bèn cầu Phật, Bồ Tát mà có cảm ứng, chẳng phải là Phật, Bồ Tát cổ vũ, khích lệ chúng ta tự tư tự lợi ư? Chẳng phải là dạy chúng ta làm sai, làm ác ư? Há có Phật, Bồ Tát như vậy? Yêu ma, quỷ quái mới làm chuyện ấy, Phật, Bồ Tát chẳng làm chuyện đó! Chắc chắn là tâm hạnh của chúng ta phải rất gần gũi chư Phật, Bồ Tát, đồng tâm, đồng nguyện, đồng giải, đồng hạnh với chư Phật, Bồ Tát thì chắc chắn có cảm ứng, chẳng hề không có cảm ứng.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 101
*Thời gian từ: 00h55:51:10 – 01h01:02:11
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Mười pháp giới đều gọi là thế gian, thật sự xuất thế gian là phải vượt thoát mười pháp giới thì mới thật sự là xuất thế gian, vĩnh viễn thoát khỏi hết thảy các nỗi khổ trong thế gian, lìa khổ được vui. Chẳng phải giống như chúng ta trong hiện tại, không có cái gì để ăn, được cho một chút thức ăn bèn [cảm thấy] lìa khổ được vui; chẳng có cái mặc, được cho một ít quần áo để mặc [bèn cảm thấy là lìa khổ, được vui], không phải vậy, chuyện như vậy quá nhỏ nhặt! Những chuyện ấy đức Phật giao cho chúng ta để chúng ta tự mình lo liệu, còn những chuyện khổ vui to lớn thì Phật, Bồ Tát đến giúp chúng ta lo toan, những việc nhỏ nhặt sẽ do chính ta lo liệu.
Trong thế gian này, trong các phần trước, chúng tôi đã nói rất nhiều, cầu của cải được của cải, cầu thông minh, trí huệ, được thông minh, trí huệ, cầu trường thọ được trường thọ, chẳng có gì quý vị không cầu được! Chỉ cần quý vị nương theo đạo lý và phương pháp do đức Phật đã dạy để cầu, hữu cầu tất ứng! Nhưng có lúc chúng ta cầu mà chẳng ứng là do nguyên nhân nào? Tôi học những pháp này từ Chương Gia đại sư lúc hai mươi mấy tuổi, lão nhân gia rất từ bi, thường dạy bảo tôi. Thầy nói: “Khi anh cầu mà chẳng có cảm ứng thì chẳng phải là không có cảm ứng, mà là do bản thân anh có nghiệp chướng khiến cho sự cảm ứng ấy bị chướng ngại. Nếu sám trừ nghiệp chướng, cảm ứng sẽ hiện tiền, chẳng phải là không có cảm ứng!” Tôi hướng về thầy thỉnh giáo: “Diệt trừ nghiệp chướng bằng cách nào?” Ngài bảo tôi sám hối. Nói đến sám hối, đại sư dạy tôi: “Phật pháp trọng thực chất, chẳng coi trọng hình thức”, dạy tôi pháp môn ấy. Sám hối trên mặt hình thức chẳng quan trọng, phải là từ thực chất. Thực chất là gì? Thực chất là sau đấy không làm nữa! Ta biết chính mình đã làm sai, ta cũng hiểu như người Trung Quốc đã nói “bất nhị quá” (không phạm lỗi ấy lần nữa), đó là chân sám hối, chẳng chú trọng hình thức. Trong các học trò của Khổng phu tử, chỉ có một người “bất nhị quá” thường được phu tử tán thán là Nhan Hồi. Có thể thấy là những người khác đều làm không được, đều vẫn thường phạm lầm lỗi. Chỉ có một mình Nhan Hồi rất lỗi lạc, Ngài đạt được “bất nhị quá”. Do đó, thầy dạy tôi: Sám trừ nghiệp chướng thì sau ấy hễ có cầu nhất định có ứng. Vì vậy, chúng ta hiểu rõ: Nếu chúng ta cầu tài, cầu trí huệ, luôn vì tự tư tự lợi mà cầu, sợ rằng đều chẳng có cảm ứng. Nếu chúng ta cầu tài, cầu trí huệ nhằm phục vụ chúng sanh, giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn trong xã hội thì sẽ có cảm ứng. Quý vị thấy: Chẳng vì chính mình thì mới được, vì sao? Chúng ta có thể nghĩ thông suốt lý ấy, [lý ấy] chẳng phải là rất sâu. Nếu là vì tự tư tự lợi bèn cầu Phật, Bồ Tát mà có cảm ứng, chẳng phải là Phật, Bồ Tát cổ vũ, khích lệ chúng ta tự tư tự lợi ư? Chẳng phải là dạy chúng ta làm sai, làm ác ư? Há có Phật, Bồ Tát như vậy? Yêu ma, quỷ quái mới làm chuyện ấy, Phật, Bồ Tát chẳng làm chuyện đó! Chắc chắn là tâm hạnh của chúng ta phải rất gần gũi chư Phật, Bồ Tát, đồng tâm, đồng nguyện, đồng giải, đồng hạnh với chư Phật, Bồ Tát thì chắc chắn có cảm ứng, chẳng hề không có cảm ứng.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments