TĐ:3048-Phật thuyết pháp 49 năm , vì sao nói “ngài không có thuyết pháp”
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 101
*Thời gian từ: 00h39:16:12 – 00h44:00:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chư Phật, Bồ Tát, Pháp Thân đại sĩ ứng hóa trong thế gian, bất luận là đường nào trong lục đạo đều chẳng khởi tâm động niệm. Như Thích Ca Mâu Ni Phật cũng giống như vậy, Ngài ứng hóa trên thế gian chẳng hề khởi tâm động niệm. [Nếu là] chẳng khởi tâm động niệm, cớ sao Ngài có thể hiện tướng? Làm sao có thể thuyết pháp cho được? Đấy là Ngài “hành quyền phương tiện”. Chúng ta trông thấy tướng mạo của đức Phật, nhưng chính đức Phật chẳng chấp tướng. Chúng ta nghe đức Phật thuyết pháp, trên thực tế, đức Phật hoàn toàn chẳng thuyết pháp. Do vậy, trong kinh Bát Nhã nói: Nếu ai nói đức Phật giảng kinh, thuyết pháp, kẻ đó báng Phật! Không nói mà nói, nói nhưng chẳng nói, quả thật, đức Phật chẳng nói. Vì sao Ngài có thể nói? Chúng sanh có cảm, Ngài tự nhiên phản ứng. Sự “ứng” ấy chính là pháp vốn sẵn như thế (pháp nhĩ tự nhiên). Đã có người từng hỏi đức Phật chuyện này, trong các đệ tử đức Phật, ngài Xá Lợi Phất trí huệ đệ nhất, có người hướng về đức Phật thỉnh giáo: “Trí huệ của ngài Xá Lợi Phất do đâu mà có? Vì sao có trí huệ to lớn ngần ấy?” Đức Phật dùng cái trống làm tỷ dụ, trống thì mọi người đều từng thấy, nó là một thứ nhạc khí đã có từ lâu đời. Ngài nói: “Cái trống thì các ông có biết hay không?” [Đại chúng thưa]: “Dạ biết”. “Trong bụng cái trống có gì hay không? Chẳng có gì, rỗng tuếch. Hai tấm da bọc lấy một khoảng trống rỗng. Đức Phật dạy: “Tâm Xá Lợi Phất giống như cái trống, trong ấy thứ gì cũng đều chẳng có, nhưng nếu quý vị gõ nó, gõ mạnh ắt kêu to, gõ nhẹ ắt kêu nhỏ. Chẳng gõ sẽ không kêu”. Bất luận quý vị hỏi ngài Xá Lợi Phất vấn đề gì, Ngài đều đối đáp lưu loát. Ngài có dấy lên ý niệm hay không? Chẳng có! Do vậy, đúng là “không nói mà nói”, “nói” chính là ứng. Ngài chẳng khởi tâm động niệm, chẳng phân biệt, chấp trước, Ngài có nói gì đâu! Cùng một đạo lý giống như vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh, thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm, có nói hay chăng? Một chữ cũng chẳng nói! Vì sao chúng ta có nói? Khởi tâm động niệm, suy nghĩ lời này nên nói theo cách nào, đó là “có nói”! Người ta chẳng khởi tâm, không động niệm, cớ sao có thể thuyết pháp? Bởi lẽ, nói chính là “không nói mà nói”. Lũ phàm phu chúng ta chẳng biết nghe, người biết nghe sẽ nghe theo cách nào? Nghe mà chẳng nghe, chẳng nghe mà nghe, đó là biết nghe, hoàn toàn đối ứng với Phật. Do vậy, chúng ta nghe đức Phật thuyết pháp thường hiểu sai ý Phật, [những ý nghĩa mà chúng ta tưởng là hiểu ý Phật, thật ra] đều là ý nghĩa của chính mình, chẳng phải là ý nghĩa của Phật. Vì thế, “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” rất khó thực hiện!
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 101
*Thời gian từ: 00h39:16:12 – 00h44:00:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chư Phật, Bồ Tát, Pháp Thân đại sĩ ứng hóa trong thế gian, bất luận là đường nào trong lục đạo đều chẳng khởi tâm động niệm. Như Thích Ca Mâu Ni Phật cũng giống như vậy, Ngài ứng hóa trên thế gian chẳng hề khởi tâm động niệm. [Nếu là] chẳng khởi tâm động niệm, cớ sao Ngài có thể hiện tướng? Làm sao có thể thuyết pháp cho được? Đấy là Ngài “hành quyền phương tiện”. Chúng ta trông thấy tướng mạo của đức Phật, nhưng chính đức Phật chẳng chấp tướng. Chúng ta nghe đức Phật thuyết pháp, trên thực tế, đức Phật hoàn toàn chẳng thuyết pháp. Do vậy, trong kinh Bát Nhã nói: Nếu ai nói đức Phật giảng kinh, thuyết pháp, kẻ đó báng Phật! Không nói mà nói, nói nhưng chẳng nói, quả thật, đức Phật chẳng nói. Vì sao Ngài có thể nói? Chúng sanh có cảm, Ngài tự nhiên phản ứng. Sự “ứng” ấy chính là pháp vốn sẵn như thế (pháp nhĩ tự nhiên). Đã có người từng hỏi đức Phật chuyện này, trong các đệ tử đức Phật, ngài Xá Lợi Phất trí huệ đệ nhất, có người hướng về đức Phật thỉnh giáo: “Trí huệ của ngài Xá Lợi Phất do đâu mà có? Vì sao có trí huệ to lớn ngần ấy?” Đức Phật dùng cái trống làm tỷ dụ, trống thì mọi người đều từng thấy, nó là một thứ nhạc khí đã có từ lâu đời. Ngài nói: “Cái trống thì các ông có biết hay không?” [Đại chúng thưa]: “Dạ biết”. “Trong bụng cái trống có gì hay không? Chẳng có gì, rỗng tuếch. Hai tấm da bọc lấy một khoảng trống rỗng. Đức Phật dạy: “Tâm Xá Lợi Phất giống như cái trống, trong ấy thứ gì cũng đều chẳng có, nhưng nếu quý vị gõ nó, gõ mạnh ắt kêu to, gõ nhẹ ắt kêu nhỏ. Chẳng gõ sẽ không kêu”. Bất luận quý vị hỏi ngài Xá Lợi Phất vấn đề gì, Ngài đều đối đáp lưu loát. Ngài có dấy lên ý niệm hay không? Chẳng có! Do vậy, đúng là “không nói mà nói”, “nói” chính là ứng. Ngài chẳng khởi tâm động niệm, chẳng phân biệt, chấp trước, Ngài có nói gì đâu! Cùng một đạo lý giống như vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh, thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm, có nói hay chăng? Một chữ cũng chẳng nói! Vì sao chúng ta có nói? Khởi tâm động niệm, suy nghĩ lời này nên nói theo cách nào, đó là “có nói”! Người ta chẳng khởi tâm, không động niệm, cớ sao có thể thuyết pháp? Bởi lẽ, nói chính là “không nói mà nói”. Lũ phàm phu chúng ta chẳng biết nghe, người biết nghe sẽ nghe theo cách nào? Nghe mà chẳng nghe, chẳng nghe mà nghe, đó là biết nghe, hoàn toàn đối ứng với Phật. Do vậy, chúng ta nghe đức Phật thuyết pháp thường hiểu sai ý Phật, [những ý nghĩa mà chúng ta tưởng là hiểu ý Phật, thật ra] đều là ý nghĩa của chính mình, chẳng phải là ý nghĩa của Phật. Vì thế, “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” rất khó thực hiện!
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments