TĐ:3045- Hết thảy thân thuộc đều phải lìa bỏ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
TĐ:3045- Hết thảy thân thuộc đều phải lìa bỏ
Danh sách phát:[3001~3200] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpxisoOEG9v6YpCyOwdGbXT
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 099
*Thời gian từ: 00h38:03:11 – 00h42:45:11
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Ở đây, đối với câu “nhất thiết thân thuộc tất giai xả ly” (hết thảy thân thuộc đều phải lìa bỏ) chúng ta phải giác ngộ đoạn kinh văn này, “thân thuộc” là người đã kết duyên với ta trong quá khứ. Sau khi học Phật, phải dùng phương pháp trí huệ để biến họ thành pháp quyến, đó là đúng. Nếu tình chấp rất sâu, nhất định sẽ nẩy sanh chướng ngại đối với sự tu hành của chúng ta. Không chỉ chướng ngại quý vị chứng quả, mà còn chướng ngại quý vị vãng sanh, ngay cả nghĩa lý của kinh giáo cũng bị nó chướng ngại. Bị nó chướng ngại điều gì? Quý vị hiểu sai, chẳng phải là nghĩa chân thật của Như Lai. Nghĩa chân thật của Như Lai là Tánh Đức, Tánh Đức từ trong tự tánh tự nhiên lưu lộ. Quý vị vừa khởi tâm động niệm, nó đã bị lệch lạc rồi. Do vậy, đối với thân thuộc, có cần phải làm ra vẻ thân ái như thế hay không? Phải! Vì sao? Nhằm giáo hóa chúng sanh ngu muội, dạy cho họ luân lý, đạo đức, khiến cho họ được sống trong một xã hội trật tự, ban cho họ cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn trên thế gian này, ban cho họ điều ấy. Phật, Bồ Tát phải làm như thế cho họ thấy, nêu gương hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ; đấy là một cơ sở của hòa hài, ổn định, hỗ trợ hợp tác, đức hạnh trên thế gian. Để dạy loại chúng sanh ấy, Phật, Bồ Tát ắt phải làm như vậy, phải biểu diễn, thực hiện. Nếu có cảm tình thật sự sẽ là phàm phu. Bồ Tát biểu diễn giống như đang diễn xuất trên sân khấu, biểu diễn vô cùng giống như thật, quý vị chẳng nhìn thấy sơ sót nào, người rất sáng mắt mới có thể thấy rõ ràng, kẻ bình phàm chẳng thể thấy rõ! Ngài biểu diễn hết sức giống như thật thì mới có thể cảm hóa chúng sanh, mới có thể dạy họ trung, hiếu, liêm, sỉ, mới có thể dạy dỗ chúng sanh, ý nghĩa là như thế đó. Trên thực tế thì sao? Trên thực tế, tâm các Ngài vĩnh viễn “thanh tịnh, bình đẳng, giác” như trong kinh đã nói, chúng ta phải biết điều này. Nếu biết thì chúng ta sẽ biết học, “học” là tu học, chúng ta mới có thể học giống hệt. Về mặt Sự, sẽ giống như lục đạo phàm phu; về Lý, bèn như Nhất Chân pháp giới, cả hai phía đều giống, đó là chư Phật, Bồ Tát ứng hóa trên thế gian. Quý vị thấy điều đầu tiên mà người thế gian khó bỏ nhất là thân tình, nên đặt điều này lên đầu.
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment