TĐ:2940- Cái gì mới là “thân” của chính mình?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
TĐ:2940- Cái gì mới là “thân” của chính mình?
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 030
*Thời gian từ: 00h56:12:11 – 01h05:14:06
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Hựu Thường Tịch Quang tam tự” (lại nữa, ba chữ Thường Tịch Quang), câu này vẫn do Ngẫu Ích đại sư viết trong Yếu Giải, ba chữ này “toàn hiển Niết Bàn tam đức Như Lai bí tạng” (hiển hiện toàn vẹn Niết Bàn tam đức Như Lai bí tạng). Trong kinh Bát Niết Bàn nói đến tam đức, tam đức ấy là bí tạng của Như Lai, ba đức nào vậy? Tiếp theo là: “Thường tức Pháp Thân đức, Pháp Thân thường trụ cố” (Thường là đức của Pháp Thân, vì Pháp Thân thường trụ). Vì thế, một người giác ngộ, sẽ không coi thân này là cái thân của chính mình, gì mới là thân của chính mình? Hết thảy các pháp đều là thân của chính mình. Tâm hiện, tâm là chính mình, thức biến, thức cũng là chính mình. Tâm là chân tâm của chính mình, thức là vọng tâm của chính mình. Chân tâm là bổn tánh của chính mình. Vọng tâm là A Lại Da, là tập tánh của chính mình. Cổ nhân Trung Quốc nói “bổn tánh, tập tánh”, Phật pháp nói “chân tâm, vọng tâm”. Chân tâm là bổn tánh, vọng tâm là tập tánh, chân và vọng là một, không hai. Giác ngộ rồi thì vọng là chân; lúc mê, chân là vọng, chân và vọng là một, không hai. Giác và mê cũng là một, cũng chẳng hai. Người thật sự giác ngộ, người minh tâm kiến tánh, thân của người ấy là gì? Thân của hết thảy chúng sanh là thân của người ấy, thân của hoa, cỏ, cây cối cũng là thân người ấy, núi, sông, đại địa cũng là thân người ấy. Khắp pháp giới hư không giới đều là thân của người ấy, thân người ấy không đâu chẳng tồn tại, không lúc nào chẳng hiện diện. Tuy nó có sanh diệt, diệt rồi lại sanh, giống như gì? Thân thể của chúng ta giống như nhau; thân thể này có bao nhiêu tế bào? Mỗi tế bào này đổi cũ thay mới mỗi ngày, giống như sinh vật trên địa cầu, mỗi ngày có sanh và diệt. Đức Phật giảng: Vô lượng vô biên các cõi Phật trong toàn thể vũ trụ sanh diệt vĩnh viễn chẳng ngừng trong ấy, nên gọi là “Pháp Thân thường trụ”. Chúng ta sánh ví thân ấy như Pháp Thân, Pháp Thân thường trụ. Cái thân của chúng ta giống như tế bào, các khoa học gia nói mỗi tế bào có tuổi thọ tối đa là bảy năm. Trong bảy năm, tế bào này diệt, tế bào mới lại sanh ra. Do vậy, nói thật ra, thân thể của chúng ta, bảy năm là một chu kỳ, tất cả các tế bào trên thân đều thay đổi. Chúng ta mê hoặc, điên đảo, vì sao? Bảy năm đổi một lần, vì sao chẳng đổi mới, chẳng đổi lấy cái tốt, cứ phải lấy cái già nua, hư hoại, thân thể càng đổi càng tệ hơn! Đó là gì? Chẳng biết cách! Người giác ngộ cao minh, cũng đổi mỗi ngày, do giác ngộ nên toàn là đổi lấy tốt đẹp, khỏe mạnh, người ấy chẳng sanh bệnh, chẳng suy lão. Vì sao? Người ấy đổi lấy sự tốt đẹp, chẳng đổi lấy thứ hư xấu. Ai chủ trì sự thay đổi trong ấy? Ý niệm. Ý niệm của Phật, Bồ Tát tốt đẹp, cho nên tế bào của các Ngài hoàn toàn mới. Hoàn toàn mới là do ý niệm trẻ trung, luôn khỏe mạnh, chẳng ngã bệnh, chẳng đổi lấy tế bào bệnh tật? Tế bào bị bệnh tật là hạng người nào? Tham, sân, si mạn, nghi, nên đổi lấy cái xấu. Tham, sân, si, mạn, nghi thảy đều đoạn sạch, vô tham, vô sân, vô si, bèn thay đổi lấy cái tốt lành, hoàn toàn thay đổi bằng cái tốt lành, chuyện là như thế đó! Đấy là chân tướng sự thật. Khởi tâm động niệm đều là đại công vô tư, chẳng vì chính mình, chẳng vì thân này, vì sao? Vì Pháp Thân. Chẳng vì nhục thân này, mà vì Pháp Thân!
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment