TĐ:2935- “Quả giác nhân tâm , cứu cánh phương tiện” toàn bộ đều hiển thị “nhất thừa nguyện hải”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
23 Views
TĐ:2935- “Quả giác nhân tâm , cứu cánh phương tiện” toàn bộ đều hiển thị “nhất thừa nguyện hải” của Phật Di Đà
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 026
*Thời gian từ: 01h03:05:29 – 01h18:14:28
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Kinh trung thượng bối, trung bối, cập hạ bối vãng sanh chi nhân, giai do ư phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, nhi vãng sanh Cực Lạc Tịnh Độ. Cái dĩ quả giác nhân tâm, cứu cánh phương tiện, toàn hiển Di Đà Nhất Thừa nguyện hải, lục tự hồng danh, bất khả tư nghị chi oai thần công đức” (Người vãng sanh thuộc bậc thượng, bậc trung và bậc hạ trong kinh đều do phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm A Di Đà Phật mà vãng sanh Cực Lạc Tịnh Độ. Ấy là vì dùng quả giác để làm cái tâm tu nhân, phương tiện rốt ráo, hiển lộ toàn vẹn biển nguyện Nhất Thừa của Phật Di Đà. Sáu chữ hồng danh có oai thần và công đức chẳng thể nghĩ bàn). Qua những câu này, cụ Hoàng Niệm Tổ đã buốt lòng rát miệng khuyên dạy chúng ta, chúng ta đã trọn đủ duyên, chỉ e thiện căn và phước đức còn thiếu kém đôi chút. Thiếu kém đôi chút chẳng sao, trong một đời này, chúng ta có thể bổ khuyết. Nói gần gũi hơn tí nữa thì hiện nay ta bù đắp cho đủ, nguyện vọng cầu vãng sanh sẽ được thỏa. Nếu chẳng bù đắp cho đủ, cả đời này rất có thể sẽ lỡ làng! Trong tình hình giống như thế, bản thân chúng ta hãy nên khẳng định đời đời kiếp kiếp trong quá khứ, chúng ta đã từng nhiều lần gặp gỡ [pháp môn này], vì sao chẳng vãng sanh? Là vì chẳng bù đắp cho đủ tín nguyện bị khiếm khuyết đôi chút, cho nên vẫn phải lưu chuyển theo nghiệp.
Ta ưa thích pháp môn này, nhưng pháp môn nọ rất trọng yếu, vẫn tu tập [thêm pháp môn ấy], chẳng giống như cổ đại đức. Cổ đại đức phải đạt được Tịnh Độ trước rồi mới học thêm pháp khác. Giống như Giao Quang đại sư, Ngài đã chứng đắc Tịnh Độ, khi lâm chung, A Di Đà Phật tới tiếp dẫn, Ngài đã đạt được, [tức là đã] đạt được [Tịnh Độ], nhưng Ngài nghĩ chú giải kinh Lăng Nghiêm có vấn đề, những chú giải của cổ đại đức chưa phải là ý nghĩa của Phật, nên xin A Di Đà Phật cho hoãn lại để con viết xong xuôi bộ chú giải này. A Di Đà Phật chấp thuận. Quý vị thấy Ngài đã nắm chắc Tịnh Độ, cũng có nghĩa là đối với sự vãng sanh của chính mình chẳng còn bị trở ngại, có thể tự tại trụ trong thế gian này một thời gian dài hay ngắn: Muốn đi sớm một ngày bèn được, có thể đi. Muốn giúp đỡ chúng sanh, ở lại mấy năm cũng chẳng trở ngại, do có công phu ấy bèn được!
Nếu không có công phu ấy, chúng ta phải nhớ: Chúng ta coi thế giới Cực Lạc là đại sự hàng đầu, vì sao? Tới thế giới Cực Lạc bèn thành Phật. Tổ sư đại đức bảo chúng ta: “Đản đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ” (chỉ thấy Phật Di Đà, lo chi chẳng khai ngộ), “ngộ” ấy là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, chẳng phải là ngộ tầm thường! Sau khi thật sự triệt ngộ, sẽ giống như Phật, thực hiện nguyện thứ nhất trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện, “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, quý vị có thể thật sự làm được, đối với chính mình, độ chúng sanh chẳng bị trở ngại mảy may nào. Chúng sanh có cảm, quý vị bèn có ứng, cảm ứng đạo giao trọn chẳng trái thời!
Từ sách Hoàn Nguyên Quán, chúng ta thấy ý niệm ấy dấy lên sẽ trọn khắp pháp giới, ý niệm cảm của chúng ta sẽ trọn khắp pháp giới. Phật, Bồ Tát trọn pháp giới hư không giới, những vị Bồ Tát ấy là Pháp Thân Bồ Tát, sẽ lập tức ứng. Có khi chúng ta cầu mà chẳng có ứng, có phải là chẳng linh hay chăng? Chẳng phải. Lúc tôi mới học Phật đã có những nghi vấn ấy, Chương Gia đại sư giải thích: Chẳng phải là không có ứng. Có ứng, nhưng quý vị chẳng cảm nhận được, do nguyên nhân nào? Chính quý vị có nghiệp chướng. Chúng ta cảm, ví như làn sóng của chúng ta gởi tới Phật, Bồ Tát, Phật, Bồ Tát có sự hồi ứng; khi sự hồi ứng trở về bên ta, do ta có nghiệp chướng, nên chính mình chẳng cảm nhận được! Hễ nghiệp chướng tiêu trừ, sẽ có ứng vô cùng rõ rệt. “Trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng”
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment