TĐ:291-tuân thủ phương pháp, thật thà tu hành đều có thành tựu , không cần làm điều gì mới lạ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
104 Views
TĐ:291-tuân thủ phương pháp, thật thà tu hành đều có thành tựu , không cần làm điều gì mới lạ
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 163
Thời gian từ: 00h38:18:22 - 00h45:49:03
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Chúng ta thử nghĩ xem, chúng ta nghe giảng kinh pháp, có cảm thọ này chăng? Nếu như có cảm thọ này, như vậy là không phí công nghe, ta đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp. Nếu thật sự như ở đây nói: “đột nhiên tâm khai, hiểu rõ thật nghĩa”. Trong này có hai hạng người, hạng thứ nhất trong Phật pháp nói là thiện căn sâu dày, không phải người bình thường. Như Thế Nhiêu Vương, trong rất nhiều thính chúng cũng chỉ có mình ngài, không có người thứ hai. Thậm chí nói, Tự Tại Vương Như Lai trụ thế 42 kiếp, học sinh ưu tú nhất chỉ có mình ngài, không nhiều. Hạng người thứ hai, chúng ta cũng muốn đạt đến cảnh giới như họ, nhưng thiện căn phước đức chúng ta không bằng họ, phải làm sao? Có cách là học bổ túc, chúng ta học thêm. Họ đã học xong bài, còn chúng ta thì chưa, nên chúng ta học bổ sung, không ngừng nghe kinh. Gọi là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, có thể đạt được cảnh giới như họ. Bởi vậy bản thân phải kiên nhẫn, phải có nghị lực, phải kiên trì không từ bỏ, được chăng? Được.
Ở Trung quốc trong 2000 năm nay, chúng ta thấy rất nhiều người dùng phương pháp thứ hai, rất ít người dùng phương pháp thứ nhất. 2000 năm nay, nên biết Phật giáo chính thức truyền đến Trung quốc, chưa đến 2000 năm. Công nguyên năm 67, niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười của Hán Minh Đế thời nhà Hán, Phật giáo chính thức truyền đến Trung quốc. Là đương thời hoàng đế phái đặc sứ đến Tây Vực thỉnh về, mời về hai vị pháp sư là Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, đều là người Ấn độ. Họ truyền đạo giảng kinh dạy học ở vùng Tân Cương, nên đặc sứ đến Tân Cương thì gặp được. Phải đến năm 2067 mới tròn 2000 năm. 2000 năm nay, số người đạt được tiêu chuẩn “đột nhiên tâm khai, hiểu rõ chân nghĩa”, chúng tôi dự đoán có khoảng 3000 người, không phải số ít! 3000 người này như thế nào? Đã thành Phật, nghĩa là họ đạt được học vị cao nhất trong Phật pháp, đạt được học Phật vị. Người giống như Thế Nhiêu Vương, ở Trung quốc chỉ có một người, người Quảng Đông đều biết, là đại sư Huệ Năng, lục tổ Thiền tông thời nhà Đường. Ngài quả đúng là thiên tài, vừa nghe lập tức khai ngộ, nghe Phật thuyết pháp liền hoan hỷ khai giải, chỉ có một người. Những người khác thì sao? Những người khác đều là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, rải rác trong tám tông phái đại thừa. 3000 người này Thiền tông chiếm hết một nửa, có thể hơn một nửa. Quý vị xem trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, 1700 người, hơn 1700 người. Giáo môn gọi là đại khai viên giải, Tịnh Độ tông là lý nhất tâm bất loạn, ít hơn Thiền tông một chút. Từ trên lý luận mà nói, không những 10 tông phái không có sai khác, Phật giáo nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn đều có thể thành vô thượng đạo, đều có thể đạt được học vị của Phật, đều có thể đạt được. Bởi vậy Phật mới nói pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, trong Kinh Kim Cang nói như vậy, lời này là thật. Có thể thành tựu trong một đời hay chăng, mấu chốt ở mỗi người. Nếu tuân thủ phương pháp của Phật, nhất định sẽ thành tựu. Chúng ta thấy rất nhiều người của bao thời đại, phàm những ai tuân thủ phương pháp, thật thà tu hành đều thành tựu, đây không phải là giả. Nếu ta dùng phương pháp mới, như vậy sẽ thất bại.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment