TĐ:2825-Đời người giống như một giấc mộng (2)

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:2825-Đời người giống như một giấc mộng (2)
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 069
*Thời gian từ: 00h51:54:04 – 01h00:02:27
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Kinh vân: Như nhân thuỳ mộng trung, tạo tác chủng chủng sự, tuy kinh ức thiên tuế, nhất dạ vị chung tận”. Con người khi đang nằm mộng, tạo tác trong mọng, tình huống trong mộng, tạo sự nghiệp có lớn đến đâu. Như “Hoàng Lương Mộng” đưa ra mọng làm đến chức Tể tướng, mọng đến cả cuộc đời thuận buồm xuôi gió, cáo lão hồi hương. Trong mộng thời gian cực kỳ ngắn. Trong kinh Phật dạy, người đọc Kinh Kim Cang rất nhiều. Đoạn cuối Kinh Kim Cang có một bài kệ, Phật dạy: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mọng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Có thể nhìn được như vậy chính là cách nhìn của Chư Phật Bồ Tát. Gọi là gì? Là chánh tri chánh kiến. Chúng ta sống trong thế gian này, người lớn tuổi cảm xúc không giống nhau. Khi còn trẻ thời gian mười năm dường như rất dài, mười năm là thời gian rất dài. Khi lớn tuổi rồi nghĩ lại mười năm quá nhanh, sao lại một chút đã qua rồi. Thời gian ngắn hay dài có nhất định chăng? Không nhất định. Tuỳ theo cảm xúc của Mỗi người mà nó không tương đồng. Trẻ con thường cảm thấy thời gian dài , vì chờ tết lâu quá!
Xã hội bây giờ, do khoa học kỷ thuật phát triển. một số người rất giàu có, cảm xúc này không như trước nữa. Trước đây là xã hội nông nghiệp, hình như tốc độ vô cùng chậm, không thể so với bây giờ. Trước đây trong cảm xúc cái gì cũng chậm. Ra ngoài du lịch cũng đi bộ, một ngày có thể đi được bao nhiêu dặm đường? Từ sáng tinh mơ thức dậy, bốn năm giờ xuất phát, khoảng mười giờ tối đến nơi. 120 dặm đường hiện nay là 60 cây số, đi rất cực khổ.
Thời kỳ kháng chiến đi như vậy chúng ta đều đã đi qua. Kháng chiến tám năm, tôi nhớ tôi đi bộ qua mười tỉnh, đại giang nam bắc đi bộ hết mười tỉnh. Mỗi ngày ít nhất đi bộ 30 cây số, như vậy là còn nhẹ nhàng. Có khi phải đi đến 60 cây số, những lúc đó rất cực khổ. Hoàn toàn là nhờ vào đi bộ, nên chúng tôi biết cái cực khổ này.
Quý vị xem hiện nay, 120 dặm đường là 60 cây số, đi xe hơi nửa tiếng là đến nơi, bộ điệu quá nhanh, mất hết nhân tình thế thái. Ngày xưa nhân tình thế thái rất nồng hậu, người lạ căn bản không quen biết. Trong thời kỳ kháng chiến, chúng tôi là học sinh lưu vong, đi vài ngày, bất luận gặp ai, muốn ở nhà họ một đêm, họ đều nhiệt tình tiếp đãi. Chúng tôi cảm ân, cảm tạ. Lúc đó không có nhà trọ cũng không có quán cơm. Tự mình phải đi tìm chổ ở, tìm chổ ăn. Chỉ có trong thành thị mới có nhà trọ, khách sạn, quán cơm. Ở Nông thôn không có, trong thị trấn nhỏ đều không có.
Bây giờ nhớ lại quá khứ, mấy mươi năm thật như cái gảy móng tay. Thực sự như mộng như huyễn. Phật dạy điều này, dụng ý là dạy chúng ta cần phải giác ngộ, vì sự thật giống như mộng huyễn bào ảnh vậy. nếu hiểu được ta sẽ buông bỏ. Sau khi hiểu rõ cần phải tìm cái gì? Phải tìm cầu sự vĩnh hằng, vì pháp hữu vi đều là pháp sanh diệt. Toàn là mộng huyễn bào ảnh. Vĩnh hằng là gì? Vĩnh hằng là tự tánh. Pháp tánh là vĩnh hằng. Pháp tướng là vô thường. Điều này cần phải biết. bây giờ chúng ta coi như đã tìm được một mục đích cụ thể , đó là Thế Giới tây phương Cực Lạc.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment