TĐ:2808-Giảng kinh thuyết pháp không thể rời khỏi chú giải của các bậc cổ đức
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 487
*Thời gian từ: 01h16:30:16 – 01h24:24:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Đức Thế Tôn thị hiện cho chúng ta thấy, ngài nhập định dưới cội bồ đề_đã buông bỏ, buông bỏ điều gì? Buông bỏ sở học 12 năm trước. 19 tuổi ngài từ bỏ gia đình, ngài là vương tử, từ bỏ vương vị, từ bỏ đời sống cung đình. Điều này bây giờ chúng ta đã hiểu, ngài buông bỏ phiền não, buông bỏ phiền não chướng. Ngài ra đi cầu học, đi tham học, ngài rất hiếu học đa văn. 12 năm tham học, những học phái và tôn giáo triết học của Ấn độ, ngài đều học qua, tri thức phong phú. Năm 30 tuổi, ngài nhập định dưới cội bồ đề, buông bỏ hết sở học này, đây là gì? Sở tri chướng. Hai chướng_19 tuổi buông bỏ phiền não chướng, 30 tuổi buông bỏ sở tri chướng. Ngài không còn chướng ngại, nên đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Chúng ta học càng nhiều, nhớ càng nhiều, đây là sở tri chướng. Phật pháp thù thắng chính là thù thắng ở chỗ này, khác với pháp thế gian cũng là ở điểm này. Trong nhà Phật không thành lập một pháp nào, mới có thể đại triệt đại ngộ, mới có thể minh tâm kiến tánh. Sau khi kiến tánh, nói với quý vị: Trong nhà Phật không bỏ pháp nào, như vậy là sao? “Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng”, đây là lời của Bồ Tát Quan Âm. Chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới có cảm, lập tức liền có ứng, không từ bỏ, đại từ đại bi, không bỏ một pháp nào. Nhưng phải không lập một pháp nào, mới có thể chứng được pháp tánh, mới chứng được tự tánh.
Chỉ cần có một ý niệm là sai, không thể chứng đắc. Không cho phép có một ý niệm nào, ý niệm đều là vọng niệm, trong tự tánh thanh tịnh tâm không có ý niệm. Không có ý niệm liền kiến tánh, có niệm không thể kiến tánh. Đạo lý chính là như vậy.
Mục tiêu cứu cánh của việc học Phật là minh tâm kiến tánh, khi đã kiến tánh rồi trong tự tánh mới đầy đủ_Vốn đầy đủ trí tuệ, trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tướng hảo viên mãn. Trí tuệ, đức năng, tướng hảo hiện vô lượng vô biên thế giới, có thể sanh vạn pháp, nên mới lợi tha.
Ngày nay chúng ta lợi tha, phải tuân thủ lời dạy của thầy Lý Bỉnh Nam, giảng về chú giải là đúng, tuyệt đối không thể rời chú giải. Thấu hiểu triệt để chú giải, có thể phát huy, có thể dẫn chứng, giảng giải rỏ ràng minh bạch. Đặc biệt là khoa học thời hiện đại rất nhiều phát hiện, tương ưng với kinh Phật nói, có thể lấy nó để chứng minh. Nên Phật pháp rất sống động, không phải là thứ cứng nhắc. Xem nhiều chú giải của cổ nhân chúng ta sẽ biết, nội dung rất phong phú, từng câu từng chữ bao hàm vô lượng nghĩa.
Những bậc cổ đức xưa nay là bậc “nhân giả kiến nhân, bậc trí giả kiến trí”, tất cả đều đúng, không nói sai, chỉ coi chúng ta nói từ góc độ nào. Từ trong chú giải chúng ta cũng lãnh hội được, thiện căn, căn tánh người ở thời đại đó. Vì chú giải, giảng giải đều là đối diện với đại chúng, nhất định phải khế hợp với căn cơ đại chúng, không khế cơ nói chỉ uổng phí, lãnh hội được từ điểm này. Căn cơ chúng sanh mỗi triều đại không giống nhau, quý vị thấy họ giải thích không tương đồng.
Trong thời đại họ sống, chắc chắn căn cơ chúng sanh trong thời đại đó tương ưng với họ, mới cho rằng chú giải này hay, mới có thể lưu lại. Nếu không tương ưng, là chú giải sai, bị đào thải từ lâu. Lời này là thầy Phương Đông Mỹ nói, thầy Lý cũng thường nói với tôi.
Ngày xưa, thời nhà Đường không có in ấn, đều là viết tay. Nếu không phải là thứ có giá trị, ai có công đem những trước tác của quý vị, viết ra truyền cho hậu thế như vậy! Thật sự quá hay, người ta khâm phục đến cực điểm, mới bỏ công sức viết lại truyền cho hậu thế.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 487
*Thời gian từ: 01h16:30:16 – 01h24:24:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Đức Thế Tôn thị hiện cho chúng ta thấy, ngài nhập định dưới cội bồ đề_đã buông bỏ, buông bỏ điều gì? Buông bỏ sở học 12 năm trước. 19 tuổi ngài từ bỏ gia đình, ngài là vương tử, từ bỏ vương vị, từ bỏ đời sống cung đình. Điều này bây giờ chúng ta đã hiểu, ngài buông bỏ phiền não, buông bỏ phiền não chướng. Ngài ra đi cầu học, đi tham học, ngài rất hiếu học đa văn. 12 năm tham học, những học phái và tôn giáo triết học của Ấn độ, ngài đều học qua, tri thức phong phú. Năm 30 tuổi, ngài nhập định dưới cội bồ đề, buông bỏ hết sở học này, đây là gì? Sở tri chướng. Hai chướng_19 tuổi buông bỏ phiền não chướng, 30 tuổi buông bỏ sở tri chướng. Ngài không còn chướng ngại, nên đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Chúng ta học càng nhiều, nhớ càng nhiều, đây là sở tri chướng. Phật pháp thù thắng chính là thù thắng ở chỗ này, khác với pháp thế gian cũng là ở điểm này. Trong nhà Phật không thành lập một pháp nào, mới có thể đại triệt đại ngộ, mới có thể minh tâm kiến tánh. Sau khi kiến tánh, nói với quý vị: Trong nhà Phật không bỏ pháp nào, như vậy là sao? “Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng”, đây là lời của Bồ Tát Quan Âm. Chúng sanh trong biến pháp giới hư không giới có cảm, lập tức liền có ứng, không từ bỏ, đại từ đại bi, không bỏ một pháp nào. Nhưng phải không lập một pháp nào, mới có thể chứng được pháp tánh, mới chứng được tự tánh.
Chỉ cần có một ý niệm là sai, không thể chứng đắc. Không cho phép có một ý niệm nào, ý niệm đều là vọng niệm, trong tự tánh thanh tịnh tâm không có ý niệm. Không có ý niệm liền kiến tánh, có niệm không thể kiến tánh. Đạo lý chính là như vậy.
Mục tiêu cứu cánh của việc học Phật là minh tâm kiến tánh, khi đã kiến tánh rồi trong tự tánh mới đầy đủ_Vốn đầy đủ trí tuệ, trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tướng hảo viên mãn. Trí tuệ, đức năng, tướng hảo hiện vô lượng vô biên thế giới, có thể sanh vạn pháp, nên mới lợi tha.
Ngày nay chúng ta lợi tha, phải tuân thủ lời dạy của thầy Lý Bỉnh Nam, giảng về chú giải là đúng, tuyệt đối không thể rời chú giải. Thấu hiểu triệt để chú giải, có thể phát huy, có thể dẫn chứng, giảng giải rỏ ràng minh bạch. Đặc biệt là khoa học thời hiện đại rất nhiều phát hiện, tương ưng với kinh Phật nói, có thể lấy nó để chứng minh. Nên Phật pháp rất sống động, không phải là thứ cứng nhắc. Xem nhiều chú giải của cổ nhân chúng ta sẽ biết, nội dung rất phong phú, từng câu từng chữ bao hàm vô lượng nghĩa.
Những bậc cổ đức xưa nay là bậc “nhân giả kiến nhân, bậc trí giả kiến trí”, tất cả đều đúng, không nói sai, chỉ coi chúng ta nói từ góc độ nào. Từ trong chú giải chúng ta cũng lãnh hội được, thiện căn, căn tánh người ở thời đại đó. Vì chú giải, giảng giải đều là đối diện với đại chúng, nhất định phải khế hợp với căn cơ đại chúng, không khế cơ nói chỉ uổng phí, lãnh hội được từ điểm này. Căn cơ chúng sanh mỗi triều đại không giống nhau, quý vị thấy họ giải thích không tương đồng.
Trong thời đại họ sống, chắc chắn căn cơ chúng sanh trong thời đại đó tương ưng với họ, mới cho rằng chú giải này hay, mới có thể lưu lại. Nếu không tương ưng, là chú giải sai, bị đào thải từ lâu. Lời này là thầy Phương Đông Mỹ nói, thầy Lý cũng thường nói với tôi.
Ngày xưa, thời nhà Đường không có in ấn, đều là viết tay. Nếu không phải là thứ có giá trị, ai có công đem những trước tác của quý vị, viết ra truyền cho hậu thế như vậy! Thật sự quá hay, người ta khâm phục đến cực điểm, mới bỏ công sức viết lại truyền cho hậu thế.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments