TĐ:2807-Giảng kinh dạy học trước tiên phải thật sự “thâm nhập kinh giáo”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
TĐ:2807-Giảng kinh dạy học trước tiên phải thật sự “thâm nhập kinh giáo”
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 302
*Thời gian từ: 01h39:55:00 – 01h48:12:09
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Người HongKong nghe kinh rất kén chọn, nếu nói không hay họ không đến nghe. Không đến nghe thì thôi, đằng này còn gây phiền phức. Sau khi giảng xong đưa ra vài vấn đề để hỏi, nếu trả lời không được họ làm mất mặt giữa đại chúng. Môi trường ở đó là như vậy. Tôi vốn cũng không biết trước, biết rồi chắc không giám đến HongKong.
Sau khi đến HongKong, pháp sư Sướng Hoài nói với tôi về cảnh giảng kinh của Phật giáo HongKong và cảnh báo trước với tôi. Lúc tôi đến HongKong giảng kinh là 50 tuổi, năm 1977. Chúng tôi từ Đài Loan qua đó. Ông nói, pháp sư ông được coi là lớp trẻ, cũng chưa nổi tiếng, ít người biết đến. Thính chúng ở đây có một số người rất phiền phức, ông nên cẩn thận. Những người này đều là phần tử tri thức, có nghiên cứu Phật giáo, không phải người ngoài vào. Tôi đến giảng kinh Lăng Nghiêm. Đây là một bộ kinh lớn, cũng là bộ kinh mọi người rất thích. Lúc đó HongKong còn có một vị Thủ Lăng Nghiêm Vương là Nhân Hải pháp sư, hơn 90 tuổi. Tôi đến gặp ngài một lần, hình như hai năm sau ngài viên tịch. Suốt đời ngài chuyên nghiên cứu Lăng Nghiêm, chuyên giảng Lăng Nghiêm. Là chuyên gia về kinh Lăng Nghiêm, vậy mà tôi đến đó giảng Kinh Lăng Nghiêm.
Vị hoà thượng này chỉ có 6 người đệ tử theo học. Sáu người đệ tử này rất giỏi. Tiêu chuẩn mà hoà thượng thu nhận đệ tử là phải thuộc kinh Lăng Nghiêm. Chẳng những thuộc kinh văn mà còn phải thuộc chú giải. Ngài chọn chú giải cũng rất kỳ lạ, ngài chọn Lăng Nghiêm Kinh Văn Cú của Ngẫu Ích đại sư. Cả kinh văn và chú giải đều phải thuộc. Không thuộc ngài sẽ không nhận, nên đệ tử của ngài chỉ có 6 người. Thật là bậc cửa quá cao! Đây là một vị thầy tốt. Thật là thầy hay trò giỏi.
Trong số đệ tử của Hoà thượng, có ba người tôi quen. Cũng may lần đó là lần đầu tiên tôi rời Đài Loan, coi như là giảng kinh ở nước ngoài. Giảng đến bốn tháng vẫn chưa gặp phải khó khăn. Những người này cũng thường đến nghe tôi giảng kinh, nhưng không gây phiền phức. Không những thế còn mời tôi ăn cơm, mọi người đàm luận mấy vấn đề trong kinh Lăng Nghiêm. Thật không đơn giản. Gặp phải tình trạng này giảng kinh thật không dễ! Tôi tin rằng có người thích hỏi khó như vậy, chắc chắn sẽ thường gặp. Nếu tự mình chưa thuần thục về kinh giáo, không có công phu học tập thật sự, sẽ không dễ đối phó. Cho nên đầu tiên là phải thâm nhập một môn huân tu lâu dài, nên đem toàn tâm toàn ý an trú trong đó.
Thứ hai có nghĩa là “dẫn phát”. Những gì chúng ta nghĩ đều có thể mãn nguyện. Đây là gì? Cảm ứng của thiền định. Chỉ cần tâm thanh tịnh, thanh tịnh thì những gì ta nghĩ đến thật sự có cầu tất ứng, người thường cầu nguyện khó hiện thực. Như vậy là sao? Bởi tâm tư họ tán loạn. Tâm tán loạn rất khó có cảm ứng, tâm chuyên nhất mới thường có cảm ứng, rất ít khi không có cảm ứng.
Thứ ba là “biện sự”. Biện sự ở đây trong kinh Di Giáo Đức Thế Tôn nói: “chế tâm nhất xứ vô sự bất biện”. Chế tâm một chỗ là thiền định. Ở trước chúng ta học là chỉ tâm nhất xứ, nhưng cùng một ý nghĩa. Chế tâm một chỗ xử lý vấn đề rất dễ, vì tâm của mình không tạp không loạn. Thiền định ứng dụng vào trong công việc, ứng dụng trong sự vật hằng ngày, rất có kết quả. Thiền định không phải là ngồi xếp bàng xoay mặt vào trong vách. Xếp bằng xoay mặt vào vách như vậy nó không khởi tác dụng. Trong kinh giáo đại thừa nói: “na già thường tại định, vô hữu bất định thời”. Đi đứng ngồi nằm đều ở trong định. Mặc áo ăm cơm, đối nhân tiếp vật đều ở trong định.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment