TĐ:2805- Cách dạy học khác nhau tùy theo từng học sinh
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 222
*Thời gian từ: 00h39:56:22 – 00h53:24:22
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Trước đây lúc tôi còn trẻ, theo học kinh điển với thầy Lý. Thầy tổ chức một lớp học giảng sư, chính là dạy giảng kinh. Thầy có hai lớp, một lớp dạy diễn giảng, một lớp dạy giảng kinh, Hơn 30 học sinh, được mấy người thành tựu? Đối với học sinh biết nghe lời thầy không khách sáo, có đánh có mắng, thầy cũng đánh người. Đối với học sinh không nghe lời thầy rất khách sáo, chưa từng trách cứ, thái độ rất ôn hòa. Chúng tôi tuổi trẻ không hiểu chuyện, mới hơn 20 tuổi, thấy thầy như thế liền sanh nghi hoặc, lại không dám hỏi. Nhưng lâu ngày thầy nhận ra điều đó, kêu tôi đến phòng nói đều này cho tôi nghe, thầy biết tôi có nghi hoặc. Thầy nói người không thể tiếp thu giáo huấn kinh điển, không nghe lời, không cần nỗ lực dạy họ, xem họ như thế nào? Như học sinh dự thính. Thầy dùng cách này để hình dung, xem họ như học trò dự thính, không kết oán thù với họ. Nếu mắng họ ghi hận trong lòng, nếu đánh họ sẽ báo thù, như vậy không phải rất phiền phức ư? Oan oan tương báo không bao giờ dứt. Bởi vậy đối với học trò không nghe lời, thầy rất khách sáo, rất hoan hỷ. Giờ học, hoan nghênh quý vị đến nghe, nghe nhiều hay ít không quan trọng. Người thật sự muốn học dù đánh dù mắng cũng cám ơn, người đó nhất định phải đánh, nhất định phải mắng. Họ sẽ cảm ân, vì họ muốn học, người học thành tựu quả thật không nhiều. Nếu miễn cưỡng cũng coi như có chút thành tựu, tôi thấy bất quá cũng chỉ năm sáu người mà thôi. Thầy dạy trong một phòng học, những gì mọi người đạt được là bình đẳng. Mỗi người lãnh ngộ khác nhau, đó chính là xem ta có nghe lời hay không, có giữ quy củ hay không, quả nhiên y giáo phụng hành đều có thành tựu. Do đây có thể biết thành tựu không do thầy giáo, mà ở bản thân mình. Thầy giáo giỏi, rất tốt, nếu ta không siêng năng học cũng chỉ uổng phí.
Thầy từng nói với tôi, học trò muốn tìm một thầy giáo tốt không dễ, có thể gặp mà không thể cầu. Trái lại thầy giáo muốn tìm một học trò giỏi, còn khó hơn học sinh muốn tìm thầy giáo giỏi, đến đâu để tìm! Thầy rất muốn có học sinh giỏi, vì sao vật? Vì như thế đạo có người truyền thừa, không đến nỗi đoạn tuyệt. Đây là cổ nhân nói: “bất hiếu có ba, vô hậu lớn nhất”. Dù bản thân ta làm tốt đến mấy mà không có người để kế thừa, đến khi ta chết là hết, thành tích đó đồng nghĩa với con số không, vì ta không có truyền thừa. Do đây chúng ta có thể hiểu, một người thầy giỏi họ yêu học sinh, họ hy vọng học sinh thành tựu. Không những hy vọng học sinh thành tựu, mà còn hy vọng học sinh giỏi hơn mình, đây là thật.
Từ kinh nghiệm của lịch sử chúng ta sẽ hiểu, nếp sống xã hội ngày càng đi xuống, đời này không bằng đời trước. Thời đại chúng tôi, giảng kinh dạy học cho các vị đồng học hiện nay, năng lực học của chúng tôi có thể ứng phó. Nhưng quý vị phải biết, ta không ứng phó được đời sau, vì sao vậy? Vì đời sau bị ô nhiễm còn nặng nề hơn thời hiện đại nhiều. Hay nói cách khác, trí tuệ quý vị không hơn tôi, năng lực không hơn tôi, như vậy thì không thể dạy được đời tiếp theo, đây là sự thật! Là hiện tượng bày ra trước mắt, ta không thể không thừa nhận.
Ngày xưa khi chúng tôi làm học sinh tiểu học, ít khi nghe thầy giáo nói học sinh rất khó dạy. Khi chúng ta làm con cái, cũng không nghe có ai nói con cái không nghe lời, dù có thì cũng rất ít. Hiện nay rất phổ biến, chúng ta thấy rất nhiều gia trưởng khi gặp mặt_họ đều là Phật tử, nói rằng con cái không biết nghe lời. Gặp các thầy cô giáo cũng nghe họ than vãn, học sinh không biết giữ phép tắc, nghĩa là sao? Tức là đời này không bằng đời trước, nhiễm ô ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy chúng ta muốn truyền cho học sinh này, năng lực học sinh không được giỏi hơn mình, trí tuệ đức năng đều không hơn mình, họ không thể dạy cho đời sau được. Đây gọi là “thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam”. Đạo học nhất định là đời này tốt hơn đời trước, họ mới có thể gánh vác. Nếu họ dừng lại ở mức thời đại của chúng tôi, họ không thể dạy được. Ngày nay chúng tôi đối diện với xã hội này, so với thời đại của thầy, gian nan hơn rất nhiều.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2801~3000] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrLqRlnp30o3-yOHaMrNgei
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 222
*Thời gian từ: 00h39:56:22 – 00h53:24:22
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Trước đây lúc tôi còn trẻ, theo học kinh điển với thầy Lý. Thầy tổ chức một lớp học giảng sư, chính là dạy giảng kinh. Thầy có hai lớp, một lớp dạy diễn giảng, một lớp dạy giảng kinh, Hơn 30 học sinh, được mấy người thành tựu? Đối với học sinh biết nghe lời thầy không khách sáo, có đánh có mắng, thầy cũng đánh người. Đối với học sinh không nghe lời thầy rất khách sáo, chưa từng trách cứ, thái độ rất ôn hòa. Chúng tôi tuổi trẻ không hiểu chuyện, mới hơn 20 tuổi, thấy thầy như thế liền sanh nghi hoặc, lại không dám hỏi. Nhưng lâu ngày thầy nhận ra điều đó, kêu tôi đến phòng nói đều này cho tôi nghe, thầy biết tôi có nghi hoặc. Thầy nói người không thể tiếp thu giáo huấn kinh điển, không nghe lời, không cần nỗ lực dạy họ, xem họ như thế nào? Như học sinh dự thính. Thầy dùng cách này để hình dung, xem họ như học trò dự thính, không kết oán thù với họ. Nếu mắng họ ghi hận trong lòng, nếu đánh họ sẽ báo thù, như vậy không phải rất phiền phức ư? Oan oan tương báo không bao giờ dứt. Bởi vậy đối với học trò không nghe lời, thầy rất khách sáo, rất hoan hỷ. Giờ học, hoan nghênh quý vị đến nghe, nghe nhiều hay ít không quan trọng. Người thật sự muốn học dù đánh dù mắng cũng cám ơn, người đó nhất định phải đánh, nhất định phải mắng. Họ sẽ cảm ân, vì họ muốn học, người học thành tựu quả thật không nhiều. Nếu miễn cưỡng cũng coi như có chút thành tựu, tôi thấy bất quá cũng chỉ năm sáu người mà thôi. Thầy dạy trong một phòng học, những gì mọi người đạt được là bình đẳng. Mỗi người lãnh ngộ khác nhau, đó chính là xem ta có nghe lời hay không, có giữ quy củ hay không, quả nhiên y giáo phụng hành đều có thành tựu. Do đây có thể biết thành tựu không do thầy giáo, mà ở bản thân mình. Thầy giáo giỏi, rất tốt, nếu ta không siêng năng học cũng chỉ uổng phí.
Thầy từng nói với tôi, học trò muốn tìm một thầy giáo tốt không dễ, có thể gặp mà không thể cầu. Trái lại thầy giáo muốn tìm một học trò giỏi, còn khó hơn học sinh muốn tìm thầy giáo giỏi, đến đâu để tìm! Thầy rất muốn có học sinh giỏi, vì sao vật? Vì như thế đạo có người truyền thừa, không đến nỗi đoạn tuyệt. Đây là cổ nhân nói: “bất hiếu có ba, vô hậu lớn nhất”. Dù bản thân ta làm tốt đến mấy mà không có người để kế thừa, đến khi ta chết là hết, thành tích đó đồng nghĩa với con số không, vì ta không có truyền thừa. Do đây chúng ta có thể hiểu, một người thầy giỏi họ yêu học sinh, họ hy vọng học sinh thành tựu. Không những hy vọng học sinh thành tựu, mà còn hy vọng học sinh giỏi hơn mình, đây là thật.
Từ kinh nghiệm của lịch sử chúng ta sẽ hiểu, nếp sống xã hội ngày càng đi xuống, đời này không bằng đời trước. Thời đại chúng tôi, giảng kinh dạy học cho các vị đồng học hiện nay, năng lực học của chúng tôi có thể ứng phó. Nhưng quý vị phải biết, ta không ứng phó được đời sau, vì sao vậy? Vì đời sau bị ô nhiễm còn nặng nề hơn thời hiện đại nhiều. Hay nói cách khác, trí tuệ quý vị không hơn tôi, năng lực không hơn tôi, như vậy thì không thể dạy được đời tiếp theo, đây là sự thật! Là hiện tượng bày ra trước mắt, ta không thể không thừa nhận.
Ngày xưa khi chúng tôi làm học sinh tiểu học, ít khi nghe thầy giáo nói học sinh rất khó dạy. Khi chúng ta làm con cái, cũng không nghe có ai nói con cái không nghe lời, dù có thì cũng rất ít. Hiện nay rất phổ biến, chúng ta thấy rất nhiều gia trưởng khi gặp mặt_họ đều là Phật tử, nói rằng con cái không biết nghe lời. Gặp các thầy cô giáo cũng nghe họ than vãn, học sinh không biết giữ phép tắc, nghĩa là sao? Tức là đời này không bằng đời trước, nhiễm ô ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy chúng ta muốn truyền cho học sinh này, năng lực học sinh không được giỏi hơn mình, trí tuệ đức năng đều không hơn mình, họ không thể dạy cho đời sau được. Đây gọi là “thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam”. Đạo học nhất định là đời này tốt hơn đời trước, họ mới có thể gánh vác. Nếu họ dừng lại ở mức thời đại của chúng tôi, họ không thể dạy được. Ngày nay chúng tôi đối diện với xã hội này, so với thời đại của thầy, gian nan hơn rất nhiều.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments