TĐ:2791-“Sư đạo” kiến lập trên cơ sở của “Hiếu đạo”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:2791-“Sư đạo” kiến lập trên cơ sở của “Hiếu đạo”
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn:Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 415
*Thời gian từ: 00h50:57:28 – 01h01:21:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Giáo dục của đức Phật nhất định kiến lập trên xã hội biết hiếu đạo, nó mới có thể phát huy rộng lớn. Nguyên nhân rất đơn giản, một người hiếu thảo họ sẽ biết tôn sư, họ học tập với tâm thái chân thành. Họ có tâm chân thành, có tâm cung kính, họ thực sự có thể học được. Nếu như tâm hời hợt nóng nảy, đối với cha mẹ không có lòng hiếu, đối với thầy giáo không có tâm tôn trọng, Phật Bồ Tát Thần tiên đến dạy họ cũng vô ích. Họ chỉ có thể học được một tí ngoài da, là thường thức, trí huệ chân thật họ không lĩnh ngộ được, khó là khó ở chỗ này vậy.
Ngày nay điển tịch của Thánh hiền với kỹ thuật in ấn thuận lợi như vậy, số lượng lưu thông rất lớn, đến đâu để tìm được một người hiếu thuận cha mẹ, tôn sư trọng đạo để học, vậy là khó rồi. Không phải là người hiếu thảo cha mẹ, tôn sư trọng đạo, Thích Ca Mâu Ni Phật đến dạy cũng không ích gì, không thu được kết quả. Đó mới là vấn đề thực sự khó. Chúng ta nếu như muốn phục hưng văn hóa truyền thống xưa, tuyệt đối không phải một thế hệ này của chúng ta, thế hệ chúng ta sẽ không thành công được. Ít nhất phải từ ba thế hệ đến năm thế hệ về sau. Mới có cách phục hưng được, ba đến năm thế hệ sau. Người ba đời này sẽ vô cùng vất vả, phải thực sự hiểu được giáo dục, từ trẻ em bồi dưỡng giáo dục thành Thánh hiền. Dạy họ tương lai làm Thánh nhân, làm Hiền nhân, không phải là làm quan lớn, làm giàu lớn, dạy họ đến cứu đời cứu người.
Trong xã hội hiện nay chỉ có một phương pháp, tìm đến một nơi rất hẻo lánh, nơi cách xa đô thị, nơi giao thông không thuận lợi, nơi hoang vu để mở một trường tư thục ở đó. Từ nhỏ đến lớn không để cho bị ô nhiễm, họ mới có thể tiếp thu được, họ mới có thể đắc định, họ mới có thể khai trí huệ. Nếu không có một môi trường như vậy thì dạy không thành công. Ngày nay quí vị có dạy tốt hơn nữa, xem một bộ phim là xong hết rồi.
Ngày xưa lúc tôi theo học ở Đài Trung, thầy giáo của chúng tôi tổ chức hội thảo lớn về đại học và cao đẳng Phật học, rất quí giá. Hội thảo này thời gian ngắn, hai tuần, ba tuần, bốn tuần, dài nhất là bốn tuần. Số học sinh không nhiều khoảng hơn 100 người, đều là sinh viên hoặc là nghiên cứu sinh. Bốn tuần học được xem ra cũng rất khá, thực sự có những thay đổi thấy rõ. Thầy giáo nói quí vị ở đây được huấn luyện bốn tuần, quí vị kết thúc rồi, đến rạp phim xem hai bộ phim coi như xong, hoàn toàn khôi phục nguyên trạng. Quí vị đã biết được sự việc này khó khăn biết bao. Chỉ là gieo cho họ chút thiện căn mà thôi. Những đồng học trong khóa học này gần như hơn số nửa đều đã qua đời, là việc của 50 năm trước. Lúc đó đang học đại học đều là hai mươi mấy tuổi. Nói cách khác, hơn 70 tuổi rồi, có rất nhiều người sống không đến 70 tuổi, đều đi hết rồi, thật không dễ dàng gì. Không phải người thực sự hiểu biết, người có tâm từ bi, người thực sự có trí huệ, ai tình nguyện làm những việc này? Mục tiêu trung tâm của Phật Pháp Đại Thừa chính là minh tâm kiến tánh.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment