TĐ:2757-Lấy “thiền duyệt” làm món ăn
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 592
Thời gian từ: 00h25:26:11- 00h33:51:08
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Lục đạo là giả, mười pháp giới cũng là giả, trong này chỉ có khổ không có vui, gọi là vui chỉ là khổ tạm ngừng mà thôi. Trong kinh Đức Phật đưa ra ví dụ rất hay: Mỗi chúng sanh vừa sanh ra đã có một bệnh lớn, bệnh này là gì? Bệnh đói. Quý vị xem không ăn một bữa cơm là đói, đói sẽ khổ, một ngày không ăn cơm thì càng khổ. Người bình thường bảy ngày không ăn sẽ chết, đây là sanh ra đã có.
Ẩm thực là gì? Ẩm thực chính là trị bệnh, đối trị bệnh đói. Ẩm thực ví như uống thuốc ngày ba lần, có khi chưa đủ, còn phải thêm điểm tâm, là trị bệnh đói. Quý vị không biết đói là bệnh! Bệnh này không thể giải quyết, không trị được, quý vị nói người này có gì vui? Đức Phật không phân tích, chúng ta lãng quên, không nghĩ đến vấn đề này. Nghe Đức Phật nói, suy nghĩ tỉ mỉ rất có đạo lý. Thế giới Cực Lạc không cần ăn cơm.
Ở thế gian này của chúng ra_Dục giới thiên, Tứ vương thiên, Đao lợi thiên gần giống với nhân gian. Dạ ma thiên đối với thất tình lục dục ngày càng đạm bạc, đến Sắc giới thiên thì không còn nữa. Người ở Sắc giới thiên không cần ăn cơm, cũng không cần ngủ nghỉ. Họ không bị hôn trầm, cũng không mệt mõi. Không cần ăn uống, thân thể vẫn mạnh khỏe, thọ mạng rất dài, họ dựa vào điều gì? Trong kinh Đức Phật nói: “thiền duyệt vi thực”. Duyệt là hỷ duyệt. Hỷ duyệt này từ đâu mà có? Từ trong thiền định, thiền định không phải chết, trong thiền định có cảnh giới, trong thiền định có trí tuệ, định tuệ song tu gọi là thiền định. Nếu có định không có tuệ, nhà Phật gọi là ngoại đạo. Nhà Phật nói tam học giới định tuệ, trong định có tuệ, trong tuệ có định.
Niệm Phật là tu thiền định. Trong Đại Tập Kinh Đức Phật nói rất rõ ràng: “Trì danh niệm Phật là vô thượng thậm diệu thiền”. Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước chính là định, hành trú tọa ngọa đều ở trong định, không nhất định phải ngồi xếp bằng quay mặt vào vách. Pháp tu định này vô cùng linh hoạt, không trở ngại công việc của quý vị. Là phương pháp tu hành tốt nhất, đối với người công việc bận rộn. Thân thể đang làm việc, thân thể là bộ máy cần phải hoạt động, không hoạt động sẽ bị rò rỉ, bị hư. Thân thể phải vận động, nhưng tâm phải thanh tịnh. Trong tâm có ý niệm thân sẽ hư hoại, trong tâm không có ý niệm là chân tâm, có ý niệm là vọng tâm.
Chúng ta gặp được pháp môn này, phải biết cách nhiếp thủ thọ trì, phải tinh tấn tu học, không được bỏ qua nó. Thọ là tiếp thu, trì là duy trì. Trong tất cả pháp tôi chọn pháp này, đây là lựa chọn chính xác. “Trong đó trồng các gốc thiện, tức là quá khứ tu phước tuệ”, đây là ở trước kinh này nói.
“Nếu trong đời quá khứ không tu, thì đối với chánh pháp này không thể nghe được”, nói lại cho chúng ta thêm lần nữa. Không phải trong nhiều đời kiếp quá khứ tu học tích lũy công đức, thì chúng ta không thể nghe được bộ kinh này, vì sao vậy? Vì không hoan hỷ, nghe rồi cảm thấy ghét, không thích kinh này, không có nhân duyên với kinh này, không có nhân duyên với pháp môn này. Trái lại chúng ta có duyên với kinh này, có thể sanh tâm hoan hỷ, chứng tỏ trong quá khứ thiện căn của chúng ta vô cùng sâu dày, bây giờ được Chư Phật Như Lai gia trì. Tại sao chúng ta vẫn không thể khế nhập? Do tập khí phiền não quá nặng. Chúng ta nghe hiểu nhưng không thực hành, nghe hiểu phải thật sự thực hành, mới nhập vào cảnh giới.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 592
Thời gian từ: 00h25:26:11- 00h33:51:08
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Lục đạo là giả, mười pháp giới cũng là giả, trong này chỉ có khổ không có vui, gọi là vui chỉ là khổ tạm ngừng mà thôi. Trong kinh Đức Phật đưa ra ví dụ rất hay: Mỗi chúng sanh vừa sanh ra đã có một bệnh lớn, bệnh này là gì? Bệnh đói. Quý vị xem không ăn một bữa cơm là đói, đói sẽ khổ, một ngày không ăn cơm thì càng khổ. Người bình thường bảy ngày không ăn sẽ chết, đây là sanh ra đã có.
Ẩm thực là gì? Ẩm thực chính là trị bệnh, đối trị bệnh đói. Ẩm thực ví như uống thuốc ngày ba lần, có khi chưa đủ, còn phải thêm điểm tâm, là trị bệnh đói. Quý vị không biết đói là bệnh! Bệnh này không thể giải quyết, không trị được, quý vị nói người này có gì vui? Đức Phật không phân tích, chúng ta lãng quên, không nghĩ đến vấn đề này. Nghe Đức Phật nói, suy nghĩ tỉ mỉ rất có đạo lý. Thế giới Cực Lạc không cần ăn cơm.
Ở thế gian này của chúng ra_Dục giới thiên, Tứ vương thiên, Đao lợi thiên gần giống với nhân gian. Dạ ma thiên đối với thất tình lục dục ngày càng đạm bạc, đến Sắc giới thiên thì không còn nữa. Người ở Sắc giới thiên không cần ăn cơm, cũng không cần ngủ nghỉ. Họ không bị hôn trầm, cũng không mệt mõi. Không cần ăn uống, thân thể vẫn mạnh khỏe, thọ mạng rất dài, họ dựa vào điều gì? Trong kinh Đức Phật nói: “thiền duyệt vi thực”. Duyệt là hỷ duyệt. Hỷ duyệt này từ đâu mà có? Từ trong thiền định, thiền định không phải chết, trong thiền định có cảnh giới, trong thiền định có trí tuệ, định tuệ song tu gọi là thiền định. Nếu có định không có tuệ, nhà Phật gọi là ngoại đạo. Nhà Phật nói tam học giới định tuệ, trong định có tuệ, trong tuệ có định.
Niệm Phật là tu thiền định. Trong Đại Tập Kinh Đức Phật nói rất rõ ràng: “Trì danh niệm Phật là vô thượng thậm diệu thiền”. Buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước chính là định, hành trú tọa ngọa đều ở trong định, không nhất định phải ngồi xếp bằng quay mặt vào vách. Pháp tu định này vô cùng linh hoạt, không trở ngại công việc của quý vị. Là phương pháp tu hành tốt nhất, đối với người công việc bận rộn. Thân thể đang làm việc, thân thể là bộ máy cần phải hoạt động, không hoạt động sẽ bị rò rỉ, bị hư. Thân thể phải vận động, nhưng tâm phải thanh tịnh. Trong tâm có ý niệm thân sẽ hư hoại, trong tâm không có ý niệm là chân tâm, có ý niệm là vọng tâm.
Chúng ta gặp được pháp môn này, phải biết cách nhiếp thủ thọ trì, phải tinh tấn tu học, không được bỏ qua nó. Thọ là tiếp thu, trì là duy trì. Trong tất cả pháp tôi chọn pháp này, đây là lựa chọn chính xác. “Trong đó trồng các gốc thiện, tức là quá khứ tu phước tuệ”, đây là ở trước kinh này nói.
“Nếu trong đời quá khứ không tu, thì đối với chánh pháp này không thể nghe được”, nói lại cho chúng ta thêm lần nữa. Không phải trong nhiều đời kiếp quá khứ tu học tích lũy công đức, thì chúng ta không thể nghe được bộ kinh này, vì sao vậy? Vì không hoan hỷ, nghe rồi cảm thấy ghét, không thích kinh này, không có nhân duyên với kinh này, không có nhân duyên với pháp môn này. Trái lại chúng ta có duyên với kinh này, có thể sanh tâm hoan hỷ, chứng tỏ trong quá khứ thiện căn của chúng ta vô cùng sâu dày, bây giờ được Chư Phật Như Lai gia trì. Tại sao chúng ta vẫn không thể khế nhập? Do tập khí phiền não quá nặng. Chúng ta nghe hiểu nhưng không thực hành, nghe hiểu phải thật sự thực hành, mới nhập vào cảnh giới.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments