TĐ:2732- Căn nguyên của vũ trụ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
72 Views
TĐ:2732- Căn nguyên của vũ trụ
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 579
Thời gian từ: 00h38:52:26 - 00h43:42:02
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/danhsachphat-tinhdophapam

Hiện nay rất nhiều người nói Phật giáo là mê tín, coi thường Phật giáo. Chúng ta tin rằng hai ba mươi năm sau, Phật giáo không phải là Tôn giáo, mà là gì? Khoa học cao cấp, triết học cao cấp. Nó phải thay đổi y phục, không còn khoác lên mình tấm áo Tôn giáo mê tín nữa, các nhà khoa học đã khẳng định. Tôi tin rằng các nhà khoa học đều phải nghiên cứu kinh điển đại thừa, không ngờ trong này có rất nhiều điều bổ ích. Einstein từng nói: Tất cả các Tôn giáo trên thế giới, có thể tương ưng với khoa học, chỉ có Phật giáo. Ông biết, nhưng không thâm nhập nghiên cứu. Nếu ông thâm nhập nghiên cứu, thật sự sẽ phát hiện được vật chất rốt cuộc là sao, nó từ đâu đến, bí mật này đã được mở ra. Thứ hai là phải đem ý niệm_Ý niệm về tinh thần mở ra, nó từ đâu đến, năng lượng giữa vũ trụ từ đâu đến. Đó là hiện tượng tự nhiên, điều này Đức Phật biết, người khác không biết, khoa học và triết học có biết được chăng? Không thể, vì sao không thể? Vì phương pháp không đúng.
Đức Phật nói rất rõ ràng, điều này không thể dùng tâm ý thức, vì sao vậy? Vì tâm ý thức là vọng tâm, vọng từ đâu mà có? Vọng từ chân mà có, gọi là chân tâm, nghĩa là bản tánh, tự tánh, đó là chân.
Quý vị thấy ngài Huệ Năng kiến tánh, ngài mới thật sự tìm ra căn nguyên, căn nguyên như thế nào? Ngài nói ra năm câu: Thứ nhất: “vốn tự thanh tịnh”, không hề có chút nhiễm ô nào. Nói cách khác, không hề có ý niệm nào, ý niệm là nhiễm ô. Khởi tâm động niệm là nhiễm ô, nó không có ý niệm, không có ý niệm liền được thanh tịnh. Hiện tượng thứ hai là gì? “Không sanh không diệt”, đây chính là niết bàn mà trong kinh đề cập, nghĩa là cùng lý tận tánh, ngài Huệ Năng đã làm được. Câu thứ ba ngài nói: “vốn tự đầy đủ”, tuy không có gì cả nhưng nó lại có tất cả. Trong đại thừa Phật giáo thường gọi là ẩn hiện, khi không có duyên thì nó ẩn. Nó có nhưng không nhìn thấy, vì nó không phải hiện tượng. Nó không phải hiện tượng vật chất, không phải hiện tượng tinh thần, cũng không phải hiện tượng tự nhiên. Nên khoa học và triết học dùng đầu óc nghiên cứu mà không đạt được, vì nó không phải hiện tượng, vĩnh viễn không tìm được nó. Câu thứ tư ngài Huệ Năng nói: “vốn không dao động”, câu này rất quan trọng. Nó như như bất động, như như bất động là tự tánh vốn định. Chân tâm ta vốn định, nên khi động đó là vọng tâm, không phải chân tâm. Vọng tâm không tìm được chân tâm, phải dùng chân tâm để tìm chân tâm. Câu sau cùng ngài nói: “năng sanh vạn pháp”, làm sao để sanh vạn pháp? Động liền sanh vạn pháp, không động không sanh. Không động là ẩn, động là hiện, hiển thị ra. Thật sự đã nói rất rõ ràng về nguồn gốc của vũ trụ.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment