TĐ:2731-Quay về thường tịch quang, chân chính là đã được đại viên mãn

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
TĐ:2731-Quay về thường tịch quang, chân chính là đã được đại viên mãn
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 579
Thời gian từ: 00h47:44:22 – 00h52:46:07
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Đại sư Vĩnh Gia nói rất hay: “mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên”. Hiện tại chúng ta đang nằm mộng, có luân hồi lục đạo, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước. Nếu như buông bỏ, đối với tất cả pháp thế xuất thế gian đều không chấp trước, lục đạo sẽ biến mất. Đó là cảnh giới gì? Cảnh giới của A la hán, A la hán vượt ra khỏi luân hồi lục đạo, giống như tỉnh lại sau cơn mộng vậy, cảnh giới trong mộng hoàn toàn không còn. Tỉnh dậy là cảnh giới gì? Tỉnh lại là tứ thánh pháp giới, là cõi tịnh của Đức Phật Thích Ca; lục đạo là cõi uế của Đức Phật Thích Ca. Sau khi tỉnh lại, những hiện tượng ta nhìn thấy là: Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, là bốn hạng người ngày. Nhưng nó vẫn ở trong mộng, cũng không phải thật. Vì sao có tứ thánh pháp giới? Chấp trước không còn, nhưng vẫn còn phân biệt, còn khởi tâm động niệm, ba thứ này chưa buông bỏ. A la hán, Bích chi Phật là tiểu thừa. Buông bỏ tập khí kiến tư phiền não, thì A la hán chứng Bích chi Phật. Nếu Bích chi Phật có thể buông bỏ phân biệt, ngài sẽ thành Bồ Tát. Bồ Tát không có phân biệt, nhưng có tập khí của phân biệt. Nếu Bồ Tát buông bỏ luôn cả tập khí phân biệt, đoạn tận, họ sẽ thành Phật. Phật thì sao? Phật nhất định phải buông bỏ khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm là gì? Vô thỉ vô minh, nghĩa là nhất niệm bất giác, cực kỳ vi tế. Chúng ta vừa mới nói đến, Bồ Tát Di Lặc nói một khảy móng tay có 32 ức 100 ngàn niệm vi tế trong một niệm, buông bỏ nhất niệm đó, thập pháp giới không còn, nghĩa là đã tỉnh giấc. Tức là đoạn tận vô minh, không khởi tâm, không động niệm. Đã đoạn tận vô vinh, tỉnh dậy sau giấc mộng, tỉnh dậy là thế giới gì? Nhất chân pháp giới, cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật.
Nói cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật, trên thực tế là cõi thật báo trang nghiêm của chính mình, hoàn toàn giống với cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật, đi vào cảnh giới đó. Cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật từ đâu mà có? Bây giờ chúng ta đã hiểu, do chưa đoạn tập khí vô thỉ vô minh, nên hiện ra cảnh giới này. Tập khí đoạn tận rồi thì sao? Đoạn tận tập khí thì cảnh giới này không còn. Thế nên trong Kinh Bát Nhã nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, không nói cõi thật báo trang nghiêm là ngoại lệ, không hề nói, nó cũng là hư vọng. Nó là gì? Tập khí vô thỉ vô minh, Đẳng giác vẫn còn nhất phẩm tập khí, sau khi đoạn tận tập khí liền chứng được Diệu giác. Diệu giác không trú ở cõi thật báo, mà trú ở thường tịch quang. Thường tịch quang mới là tự tánh, trở về tự tánh. Thường tịch quang mới là vĩnh hằng, mới thật sự không sanh không diệt.
Người ở cõi thật báo thọ mạng dài, sau cùng khi đoạn tận tập khí vô thỉ vô minh, họ sẽ không còn, họ sẽ diệt, cõi thật báo vẫn có sinh diệt. Trở về thường tịch quang, Kinh Hoa Nghiêm gọi là Diệu giác Như Lai, đây là thật sự đạt đến đại viên mãn, chúng ta gọi là “thị xứ phi xứ”. Thật sự “thị xứ”, nói với chư vị, chỉ có thường tịch quang là “thị xứ”, ngoài thường tịch quang ra đều không phải “thị xứ”.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment