TĐ:2716-Thiện tri thức rất quan trọng !

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
39 Views
TĐ:2716-Thiện tri thức rất quan trọng !
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 575
Thời gian từ: 00h50:26:11 – 01h02:22:25
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Thiện tri thức là con mắt của ta”, ngũ quan của một người, đôi mắt là quan trọng nhất, không có mắt sẽ không thấy được gì. “Có thể thấy được tất cả thiện ác đạo”, quý vị có trí tuệ mới thật sự nhận ra thế nào là thiện, thế nào là ác. Tổ tông, thánh hiền, Phật Bồ Tát tuy thường nói, chúng ta cũng có thể nói được: Tương ưng với tánh đức là thiện, trái với tánh đức là ác, tánh đức là gì? Cổ đức nói_nên biết rằng, khi nói đều này Phật giáo chưa truyền đến Trung quốc: “Tánh người vốn thiện”. Đây là cổ nhân nói, thánh hiền nói. Thiện này không phải thiện của thiện ác, thiện của thiện ác là nghĩa thứ hai, đây là nghĩa thứ nhất. Thiện ở đây có nghĩa là khen ngợi, có nghĩa là tánh người quá tốt, quá viên mãn, tìm không ra chút khiếm kh?yết nào.
Phật dạy chúng ta, mục đích học tập tối cao của chúng ta là gì? “Tất cả chúng sanh vốn là Phật”, câu nói này của Phật ý nghĩa giống với bản tánh vốn thiện mà cổ đức nói. Cách nói khác nhau, nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Cổ nhân dạy chúng ta, mỗi người đều có thể thành thánh nhân, Phật giáo dạy mỗi người đều có thể thành Phật. Mục đích học Phật của chúng ta là gì? Thành Phật, không phải là gì khác, học Phật chính là đi làm Phật. Các bậc tổ tông thành thánh thành hiền.
Thánh hiền quân tử là ba học vị của truyền thống văn hóa. Học vị cao nhất là thánh nhân, học vị thứ hai là hiền nhân, học vị thứ ba là quân tử, ba học vị. Trong Phật giáo cũng ba học vị: Học vị cao nhất là Phật, học vị thứ hai là Bồ Tát, học vị thứ ba là A la hán, tên gọi của học vị. Người người đều có thể thành Phật, đáng được thành Phật. Cũng chính là quý vị tiếp thu giáo dục, đáng để đạt được học vị cao nhất, ý là như vậy. Không thể không biết điều này.
Bởi thế thiện tri thức ví như đôi mắt, mới biết được đâu là thiện, đâu là ác. Trái với tánh đức chính là ác, đây là ác của thiện ác, nghĩa thứ hai. Trong nghĩa thứ nhất cổ nhân dạy: Ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức là thiện. Trong Phật giáo nói Thập thiện, ngũ giới, tam quy, thập thiện. Trái lại thập ác, thập ác là ác: sát đạo dâm vọng. Vọng có bốn loại: vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, si đây là ác. Ta phải biết những thứ này không tốt, nhất định mang đến tai họa cho chúng ta. Nếu chúng ta làm những điều như sát đạo dâm vọng, hoặc là tham sân si mạn, chắc chắn có nạn, gặp họa hoạn. Còn như có thể làm ngược lại: Không sát, không trộm, không dâm, không vọng ngữ, không lưỡng thiệt_lưỡng thiệt là chia rẽ thị phi. Không ỷ ngữ, ỷ ngữ là nói lời điêu ngoa lừa gạt người khác. Không ác khẩu- nói lời thô lổ. Không tham, không sân, không si, chắc chắn đem đến lợi ích. Lợi ích đầu tiên là thân tâm mạnh khỏe, tự tại an vui. Nhất định đem đến cho gia đình mình hạnh phúc mỹ mãn, đem đến cho xã hội an định hòa bình, đem đến cho quốc gia trị an lâu dài, đem đến cho thiên hạ thái bình hòa thuận. Chúng ta phải nhận thức điều này, chúng ta hiện nay có nhận thức được chăng? Chúng ta nói được, hiểu hết, nhưng không làm được. Nguyên nhân vì sao? Ta chưa thật sự nhận thức, chỉ nghe người khác nói. Nếu như thật sự nhận thức, ta sẽ y giáo phụng hành.
Bởi vậy có nhận thức thật hay không, là xem quý vị làm được bao nhiêu phần. Quý vị làm được một phần, tức là nhận thức được một phần, còn như làm được 10 phần, là nhận thức được 10 phần. Mức độ nhận thức sâu hay cạn, ta đều biểu hiện ngay trong đời sống hằng ngày, họ thật sự làm được. Đã nhận thức làm gì có đạo lý không thực hành!

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment