TĐ:2709-Sự quan trọng của [Vô Lượng Thọ Kinh]
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 573
Thời gian từ: 00h44:33:02 – 00h56:20:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Chỉ lưu lại duy nhất kinh này”, bộ kinh này đặc biệt quan trọng, Đức Thế Tôn khi tại thế nhiều lần tuyên thuyết. Lưu lại những Kinh Đại Tạng này, trong đời Đức Phật chỉ nói một lần, không lặp lại. Duy nhất bộ Kinh Vô Lượng Thọ, đích thực là tuyên thuyết nhiều lần, không chỉ một lần.
Kinh Vô Lượng Thọ lưu truyền đến Trung quốc từ sớm, đặc biệt có nhân duyên với Trung quốc, truyền đến Trung quốc sớm nhất. Ngài An Thế Cao có bản dịch, đáng tiếc bản này đã thất truyền. Từ nhà Hán đến nhà Tống, thời gian 800 năm phiên dịch 12 lần. Trong Đại Tạng Kinh có đề mục của kinh này, nhưng kinh không còn. Thất truyền bảy loại, còn lại năm loại. Từ trong năm loại lưu lại này, chúng ta nhận ra không phải giảng một lần. Trong kinh này phần quan trọng nhất chính là nguyện, nguyện do Phật A Di Đà phát. Có hai bản là 48 nguyện, hai bản khác là 24 nguyện, bản dịch thời nhà Tống là 36 nguyện. Bất luận dịch như thế nào, chắc chắn không phải do dịch sai. Vì sao có sự khác biệt lớn đến thế? Nên các bậc cổ đức nghĩ rằng, ít nhất phải tuyên giảng ba lần, không giống nhau, mới có khác biệt lớn như vậy.
Kinh điển tiếng Phạn truyền đến từ Ấn độ, không phải chỉ một bản. Còn bảy bản thất truyền không thấy được, nếu thấy được có thể càng nhiều. Nên tổ sư đại đức chắc chắn rằng, ít nhất là ba lần, hoặc trên ba lần, chứng minh rằng kinh này vô cùng quan trọng, xưa nay chưa từng có.
Trong kinh này lại có một đoạn kinh văn: “Đặc biệt lưu lại kinh này trú thế 100 năm”. Câu này hoàn toàn tương đồng với trong Kinh Pháp Diệt Tận. Đức Phật nói tương lai Phật pháp diệt tận, kinh diệt đầu tiên là Kinh Lăng Nghiêm, sau cùng là Kinh Vô Lượng Thọ. Sau khi các kinh điển diệt hết, sau cùng mới đến Kinh Vô Lượng Thọ. Đều có thể tìm được ấn chứng.
Vì pháp môn Tịnh độ nói trong kinh này “khiến người cầu sanh, dạy người, khuyên người phải cầu sanh thế giới Cực Lạc ngay trong đời này”, giới thiệu về thế giới Cực Lạc một cách rất tường tận. Đặc biệt lưu lại bộ kinh này, bộ kinh này là kinh điển viên mãn, có thể giúp chúng ta thành tựu.
“Kinh Đại Niết Bàn hiển thị Phật tánh, thánh nhân ẩn trước, gọi là diệt trước”. Đây là nói đến Kinh Đại Bát Niết Bàn, thánh nhân ẩn trước, ẩn chính là diệt độ, tức là ý này. “Kinh này dạy người chán khổ cầu vui, cứu giúp người phàm, gọi là hậu diệt”. Nghĩa là nói Phật pháp trú thế, những gì diệt trước, những gì diệt sau, cũng là dần dần bị đào thải, vì sao bị đào thải? Không khế cơ, những kinh điển đại thừa này khế lý không khế cơ, càng về sau căn cơ càng kém. Từ đâu để thấy được? Mất niềm tin, không tin nữa. Người bây giờ không có tín tâm, muốn khôi phục niềm tin của họ, vấn đề này quá khó, mà “tin là mẹ của mọi công đức”.
Trong pháp thế gian, nhân lễ nghĩa trí tín trong truyền thống xưa, tín là gì? Tín là giới hạn thấp nhất của truyền thống văn hóa, là giới hạn sau cùng. Nếu mất niềm tin, truyền thống văn hóa sẽ bị diệt- Nhân lễ nghĩa trí tín. Khôi phục tín tâm này là vấn đề nan giải, cho nên trong Phật pháp đại thừa nói: Phật độ người có duyên. Câu này đã nói đến tận cùng. Thế nào là người có duyên? Người có tín tâm, tín tâm này chắc chắn trong đời quá khứ đã từng học. Nếu trong đời quá khứ không có nền tảng sâu dày, ta gặp được làm sao có thể tin? Bởi vậy nói không tin, rất khó tin, đây là hiện tượng rất bình thường. Chúng ta thấy được, nghe được, chẳng có gì kỳ lạ. Biết được quý vị có thể tin, có thể lý giải, có thể hiểu, nhất định trong đời quá khứ có thiện căn sâu dày. Thiện căn này tuyệt đối không phải một đời một kiếp có thể học được.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 573
Thời gian từ: 00h44:33:02 – 00h56:20:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Chỉ lưu lại duy nhất kinh này”, bộ kinh này đặc biệt quan trọng, Đức Thế Tôn khi tại thế nhiều lần tuyên thuyết. Lưu lại những Kinh Đại Tạng này, trong đời Đức Phật chỉ nói một lần, không lặp lại. Duy nhất bộ Kinh Vô Lượng Thọ, đích thực là tuyên thuyết nhiều lần, không chỉ một lần.
Kinh Vô Lượng Thọ lưu truyền đến Trung quốc từ sớm, đặc biệt có nhân duyên với Trung quốc, truyền đến Trung quốc sớm nhất. Ngài An Thế Cao có bản dịch, đáng tiếc bản này đã thất truyền. Từ nhà Hán đến nhà Tống, thời gian 800 năm phiên dịch 12 lần. Trong Đại Tạng Kinh có đề mục của kinh này, nhưng kinh không còn. Thất truyền bảy loại, còn lại năm loại. Từ trong năm loại lưu lại này, chúng ta nhận ra không phải giảng một lần. Trong kinh này phần quan trọng nhất chính là nguyện, nguyện do Phật A Di Đà phát. Có hai bản là 48 nguyện, hai bản khác là 24 nguyện, bản dịch thời nhà Tống là 36 nguyện. Bất luận dịch như thế nào, chắc chắn không phải do dịch sai. Vì sao có sự khác biệt lớn đến thế? Nên các bậc cổ đức nghĩ rằng, ít nhất phải tuyên giảng ba lần, không giống nhau, mới có khác biệt lớn như vậy.
Kinh điển tiếng Phạn truyền đến từ Ấn độ, không phải chỉ một bản. Còn bảy bản thất truyền không thấy được, nếu thấy được có thể càng nhiều. Nên tổ sư đại đức chắc chắn rằng, ít nhất là ba lần, hoặc trên ba lần, chứng minh rằng kinh này vô cùng quan trọng, xưa nay chưa từng có.
Trong kinh này lại có một đoạn kinh văn: “Đặc biệt lưu lại kinh này trú thế 100 năm”. Câu này hoàn toàn tương đồng với trong Kinh Pháp Diệt Tận. Đức Phật nói tương lai Phật pháp diệt tận, kinh diệt đầu tiên là Kinh Lăng Nghiêm, sau cùng là Kinh Vô Lượng Thọ. Sau khi các kinh điển diệt hết, sau cùng mới đến Kinh Vô Lượng Thọ. Đều có thể tìm được ấn chứng.
Vì pháp môn Tịnh độ nói trong kinh này “khiến người cầu sanh, dạy người, khuyên người phải cầu sanh thế giới Cực Lạc ngay trong đời này”, giới thiệu về thế giới Cực Lạc một cách rất tường tận. Đặc biệt lưu lại bộ kinh này, bộ kinh này là kinh điển viên mãn, có thể giúp chúng ta thành tựu.
“Kinh Đại Niết Bàn hiển thị Phật tánh, thánh nhân ẩn trước, gọi là diệt trước”. Đây là nói đến Kinh Đại Bát Niết Bàn, thánh nhân ẩn trước, ẩn chính là diệt độ, tức là ý này. “Kinh này dạy người chán khổ cầu vui, cứu giúp người phàm, gọi là hậu diệt”. Nghĩa là nói Phật pháp trú thế, những gì diệt trước, những gì diệt sau, cũng là dần dần bị đào thải, vì sao bị đào thải? Không khế cơ, những kinh điển đại thừa này khế lý không khế cơ, càng về sau căn cơ càng kém. Từ đâu để thấy được? Mất niềm tin, không tin nữa. Người bây giờ không có tín tâm, muốn khôi phục niềm tin của họ, vấn đề này quá khó, mà “tin là mẹ của mọi công đức”.
Trong pháp thế gian, nhân lễ nghĩa trí tín trong truyền thống xưa, tín là gì? Tín là giới hạn thấp nhất của truyền thống văn hóa, là giới hạn sau cùng. Nếu mất niềm tin, truyền thống văn hóa sẽ bị diệt- Nhân lễ nghĩa trí tín. Khôi phục tín tâm này là vấn đề nan giải, cho nên trong Phật pháp đại thừa nói: Phật độ người có duyên. Câu này đã nói đến tận cùng. Thế nào là người có duyên? Người có tín tâm, tín tâm này chắc chắn trong đời quá khứ đã từng học. Nếu trong đời quá khứ không có nền tảng sâu dày, ta gặp được làm sao có thể tin? Bởi vậy nói không tin, rất khó tin, đây là hiện tượng rất bình thường. Chúng ta thấy được, nghe được, chẳng có gì kỳ lạ. Biết được quý vị có thể tin, có thể lý giải, có thể hiểu, nhất định trong đời quá khứ có thiện căn sâu dày. Thiện căn này tuyệt đối không phải một đời một kiếp có thể học được.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments