TĐ:2696- Chánh pháp - tượng pháp - mạt pháp

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
35 Views
TĐ:2696- Chánh pháp - tượng pháp - mạt pháp
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 568
Thời gian từ: 01:16:03:20 – 01h23:50:27
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chúng ta xem chú giải của Hoàng Niệm Tổ: “Chánh pháp diệt thời”, “nhất thời Phật hóa”. Đức Thế Tôn suốt 49 năm giảng kinh dạy học giáo hóa chúng sanh. Pháp vận của ngài có chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, ba thời kỳ, trải qua ba thời kỳ này.
Bên dưới dẫn chứng Pháp Hoa Nghĩa Sớ của đại sư Gia Tường, đây là chú giải Kinh Pháp Hoa, trong đó nói đến vấn đề này. Tuy Đức Phật không còn ở thế gian, ngài đã diệt độ, pháp vận của Phật bắt đầu từ khi ngài diệt độ. “Một thời Phật giáo hóa, trải qua ba thời kỳ chánh pháp, tượng pháp, và mạt pháp. Phật tuy diệt độ, pháp nghi không thay đổi, gọi là thời kỳ chánh pháp”. Thời gian Phật diệt độ chưa xa, những quy củ dạy học đều còn, đều không thay đổi, cũng gần giống như Phật còn tại thế, nên hàng đệ tử đều có thể giữ gìn, đều có thể tuân thủ, y giáo phụng hành, đây gọi là thời kỳ chánh pháp.
“Phật diệt độ lâu”, thời gian ngày càng lâu, “đạo hóa ngày càng sai lầm”, những phương pháp về đạo để giáo hóa chúng sanh, có sự thay đổi, không giống như thời kỳ chánh pháp, đây gọi là “tượng pháp”. Tuy có thay đổi, vẫn được, vẫn còn một chút giống, gọi là tượng pháp.
“Lại chuyển thành không quan trọng, gọi là thời kỳ mạt pháp”. Sau thời tượng pháp, thực tế ngày càng xa giáo pháp của Phật, hoàn toàn khác nhau, đây gọi là mạt pháp.“Như vậy mới nói chánh pháp mới chứng đắc”, đã nói cho chúng ta rất cụ thể. “Tượng pháp hơi giống, mạt pháp trở thành bé nhỏ”. Bên dưới trong Nhân Vương Kinh Sớ nói rất rõ ràng, nói rõ hơn ở trước. “Có dạy có hành, có chứng đạo quả, gọi là chánh pháp”. Y theo Phật pháp tu hành, tuy Phật không tại thế, thật sự trì giới tu định, đích thực có thể chứng quả A la hán. Chứng quả A la hán không nhiều, nhưng chứng sơ quả, nhị quả nhiều, tam quả cũng không ít. Đây là chánh pháp, có tu có chứng.“Tượng pháp có dạy có hành, mà không chứng quả, gọi là tượng pháp”. Còn chút tương tự, có giảng kinh, có học thuyết giảng, có thật sự y giáo phụng hành, nhưng không có chứng quả. Đây gọi là tương tự, tương tự tức không phải thuần chân. Càng về sau nữa “tuy có giảng dạy, nhưng không hành không chứng, gọi là mạt pháp”, hiện nay là gì? Mạt pháp là vẫn còn dạy, có giảng kinh dạy học, nhưng không có hành không có chứng. Nếu như giảng kinh dạy học đều không có, thì sau thời kỳ mạt pháp sẽ là diệt pháp. Pháp sẽ diệt, không còn nữa, điều này thật đáng sợ.
Chúng ta đọc đoạn văn này, bản thân chúng ta tự động phát tâm muốn làm đệ tử Phật. Làm đệ tử Phật mà khiến pháp của Phật diệt tận, Đức Phật có hy vọng có đệ tử như vậy chăng? Hàng đệ tử này rất nhiều, như vậy là sao? Lúc Đức Thế Tôn tại thế, ma vương ba tuần nói với ngài, nó muốn hủy diệt Phật pháp. Phật nói với ma ba tuần, pháp của ngài là chánh pháp, không ai có thể hủy diệt chánh pháp. Chỉ nghe nói tà không thắng chánh, không nghe nói tà có thể diệt được chánh. Ma ba tuần nói: Đợi đến thời kỳ mạt pháp, tôi sẽ để cho ma con ma cháu của tôi đều xuất gia, để diệt pháp của ngài. Đức Phật nghe vậy không nói lời nào, chỉ rơi nước mắt.
Bây giờ chúng ta gặp phải, ngay thời điểm này, chúng ta tận mắt nhìn thấy

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment