TĐ:2689-Đẳng vô gián duyên , tịnh niệm tiếp nối liên tục

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
27 Views
TĐ:2689-Đẳng vô gián duyên , tịnh niệm tiếp nối liên tục
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 567
Thời gian từ: 00h30:01:16 – 00h36:21:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Đẳng vô gián duyên”, cần nói sơ qua về chữ “đẳng” này một chút. Đẳng là bình đẳng, ví dụ chúng ta niệm Phật, niệm Phật A Di Đà. Niệm trước là A Di Đà Phật, niệm sau cũng là A Di Đà Phật. Nhưng có khi dừng lại, quên mất, quên mấy tiếng. Khi nhớ lại cũng niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, vẫn là A Di Đà Phật, đây gọi là đẳng. Nhưng không nhất định là nó có khoảng cách, khi có khoảng cách, nó vẫn là một sự việc, đây gọi là bình đẳng. Chúng ta niệm Phật A Di Đà, ở giữa lại nghĩ việc khác, như vậy là bị gián đoạn, đây không phải là vô gián. Bởi vậy ý niệm của phàm phu chúng ta vô cùng phức tạp, tu pháp môn gì đều không dể thành tựu. Không dể thành tựu, nguyên nhân thật sự là gì? Chính là đẳng vô gián duyên có vấn đề, chúng ta gọi là tạp niệm quá nhiều, vọng tưởng quá nhiều. Đây chính là đẳng vô gián duyên, duyên này không còn. Tuy có sở duyên duyên, vẫn không thể thành tựu.
Như chúng ta niệm Phật, vì sao học nhiều năm như vậy, vẫn không đạt được niệm Phật tam muội, không phải chính là vọng tưởng tạp niệm quá nhiều ư? Trong lúc niệm Phật xen vọng tưởng vào, như vậy thì “đẳng” không còn nữa. Tuy có vô gián, nhưng không có đẳng, niệm trước và niệm sau không phải cùng một niệm, ở giữa xen tạp niệm vào. Nên chữ này là chữ mấu chốt. Niệm niệm đều là A Di Đà Phật, không có tạp niệm xen vào trong đó, đây gọi là đẳng vô gián duyên.
Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta ba điều rõ ràng, hy vọng chúng ta thật sự có thể niệm niệm đều có đẳng vô gián duyên, dụng ý là như vậy. Phật hiệu sanh ra từ tâm, niệm ra từ miệng, niệm một cách rõ ràng. Tai nghe vào, cũng nghe một cách rõ ràng, câu Phật hiệu này là câu thứ mấy, ghi nhớ rõ ràng. Phương pháp của ngài chỉ nhớ từ 1 đến 10, 1 đến 10, 1 đến 10, nhớ bằng cách đó. Không nên nhớ số lượng, cũng không cần dùng chuổi, dùng chuổi phân tâm, nói cũng rất có lý. Suốt đời ngài đều dùng công phu này, dùng rất hiệu quả. Dạy người khác, người khác học ngài phương pháp này, công phu cũng rất tiến bộ.
Cư sĩ Hồ Tiểu lâm, rất nhiều người biết ông ta, trước đó ông niệm Phật mãi mà không có tiến bộ, tạp niệm quá nhiều. Sau đó xem được đoạn này trong Ấn Quang Đại Sư Văn Sao, ông bắt đầu luyện tập, luyện rất có hiệu quả. Ông tu theo phương pháp này bốn tháng, mới nói điều này với tôi, đích thực có hiệu quả. Ở chỗ chúng tôi cũng có mấy đồng tu, tu theo pháp môn này, quả nhiên có hiệu quả, rất tốt, phải duy trì hiệu quả này.
Phương pháp có hiệu quả nhất, chính là phải buông bỏ vạn duyên. Duyên suy nghĩ của chúng ta quá nhiều, có nhiều điều vướng bận không buông bỏ được, nhất định vẫn khởi tạp niệm, không thể không buông bỏ! Công việc phải làm sao? Khi làm việc cứ siêng năng làm, buông bỏ việc niệm Phật. Khi niệm Phật nên tinh tấn niệm, như vậy là đúng. Khi làm việc nghĩ đến niệm Phật, khi niệm Phật lại nghĩ đến công việc. Như vậy công việc cũng làm không tốt, niệm Phật cũng niệm không đến đâu, cả hai bên đều không có kết quả, như vậy là sai. Chúng ta không thể không biết điều này.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment