TĐ:2662- Vua của các nghiệp ác
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 558
Thời gian từ: 01h43:52:25 - 01h49:34:13
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
“Vì tà kiến”, tà kiến là kiến hoặc. “Nên không sanh chánh tín”, thế nào là không sinh chánh tín? Với tất pháp tương ứng với tánh đức, đều không tin. “Nên tà kiến này thật sự làm vua các nghiệp ác”, nên gọi là “tà kiến nghiệp vương”, vấn đề này rất rắc rối! Kiến giải sai lầm, còn nguy hiểm hơn suy nghĩ sai lầm, nhưng nó dễ đoạn. Ý niệm sai lầm đó gọi là vương vấn không dứt, rất khó cắt đứt, đấy là tham sân si mạn nghi, không dễ đoạn. Thân kiến, biên kiến khá dễ đoạn.
Bởi thế đoạn được kiến hoặc sẽ chứng quả Tu đà hoàn. Tu đà hoàn, mới là chánh kiến được Phật pháp thừa nhận, họ tin kinh giáo của Phật, đấy gọi là chánh tín. Chúng ta chưa chứng đến cảnh giới đó, cái tin của ta đối với Phật giáo, không được gọi là chánh tín, tại sao? Chưa đạt đến tiêu chuẩn chánh tín. Chánh tín là không hoài nghi, trong niềm tin chúng ta ngày nay vẫn còn hoài nghi.
Trong sinh hoạt thường ngày, đối mặt với cảnh giới bên ngoài, nghi ngờ chồng chất, không biết phải đối phó thế nào. Cầu Phật Bồ Tát chỉ giáo, cầu quỉ thần chỉ giáo, những việc làm đó đều là bất tín! Nếu chánh tín, quý vị còn đi tìm những thứ bên ngoài làm gì? Không cần thiết. Người chánh tín, tâm đã định, tâm thanh tịnh có mặt, chánh tín, không một chút hoài nghi. Vì thế ngày nay chúng ta không tin chính mình, nửa tin nửa ngờ, với Phật Bồ Tát cũng nửa tin nửa ngờ, vì vậy sống rất đau khổ.
Pháp hỷ kia ta chưa nếm được, nghe kinh hiểu được một lúc, giống như rất thích. Nhưng mấy phút sau không còn nữa, không giữ được mãi cái vui thích đó, nguyên nhân của vấn đề là gì? Chưa thực sự đạt đến, chỉ gặp một lúc, khi tiếp xúc, chỉ hưởng được một tí, nếu thực sự đạt đến, sẽ không để vuột mất. Lúc nào cũng sinh tâm hoan hỷ, sẽ không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, trong sinh hoạt thường ngày có thể thấy được, tại sao? Ngày trước cái gì cũng bo bo, suy tính, bây giờ thế nào? Không suy tính nữa, rất thoải mái.
Những người trước đây ta gặp, yêu người này, ghét kẻ kia, bây giờ không còn, người ghét cũng thành thương. Họ sẽ thay đổi, cảnh giới thay đổi, tâm thái, ngôn ngữ, hành động đều thay đổi, dần dà tiếp cận được Phật Bồ Tát. Những so đo tính toán, đấy là tiếp cận ma quỉ, đấy không phải Phật Bồ Tát. Bởi thế chỉ cần nghiệp vương tà kiến vẫn còn, ta còn phải luân hồi, không được tự tại, không ra khỏi luân hồi.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 558
Thời gian từ: 01h43:52:25 - 01h49:34:13
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
“Vì tà kiến”, tà kiến là kiến hoặc. “Nên không sanh chánh tín”, thế nào là không sinh chánh tín? Với tất pháp tương ứng với tánh đức, đều không tin. “Nên tà kiến này thật sự làm vua các nghiệp ác”, nên gọi là “tà kiến nghiệp vương”, vấn đề này rất rắc rối! Kiến giải sai lầm, còn nguy hiểm hơn suy nghĩ sai lầm, nhưng nó dễ đoạn. Ý niệm sai lầm đó gọi là vương vấn không dứt, rất khó cắt đứt, đấy là tham sân si mạn nghi, không dễ đoạn. Thân kiến, biên kiến khá dễ đoạn.
Bởi thế đoạn được kiến hoặc sẽ chứng quả Tu đà hoàn. Tu đà hoàn, mới là chánh kiến được Phật pháp thừa nhận, họ tin kinh giáo của Phật, đấy gọi là chánh tín. Chúng ta chưa chứng đến cảnh giới đó, cái tin của ta đối với Phật giáo, không được gọi là chánh tín, tại sao? Chưa đạt đến tiêu chuẩn chánh tín. Chánh tín là không hoài nghi, trong niềm tin chúng ta ngày nay vẫn còn hoài nghi.
Trong sinh hoạt thường ngày, đối mặt với cảnh giới bên ngoài, nghi ngờ chồng chất, không biết phải đối phó thế nào. Cầu Phật Bồ Tát chỉ giáo, cầu quỉ thần chỉ giáo, những việc làm đó đều là bất tín! Nếu chánh tín, quý vị còn đi tìm những thứ bên ngoài làm gì? Không cần thiết. Người chánh tín, tâm đã định, tâm thanh tịnh có mặt, chánh tín, không một chút hoài nghi. Vì thế ngày nay chúng ta không tin chính mình, nửa tin nửa ngờ, với Phật Bồ Tát cũng nửa tin nửa ngờ, vì vậy sống rất đau khổ.
Pháp hỷ kia ta chưa nếm được, nghe kinh hiểu được một lúc, giống như rất thích. Nhưng mấy phút sau không còn nữa, không giữ được mãi cái vui thích đó, nguyên nhân của vấn đề là gì? Chưa thực sự đạt đến, chỉ gặp một lúc, khi tiếp xúc, chỉ hưởng được một tí, nếu thực sự đạt đến, sẽ không để vuột mất. Lúc nào cũng sinh tâm hoan hỷ, sẽ không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, trong sinh hoạt thường ngày có thể thấy được, tại sao? Ngày trước cái gì cũng bo bo, suy tính, bây giờ thế nào? Không suy tính nữa, rất thoải mái.
Những người trước đây ta gặp, yêu người này, ghét kẻ kia, bây giờ không còn, người ghét cũng thành thương. Họ sẽ thay đổi, cảnh giới thay đổi, tâm thái, ngôn ngữ, hành động đều thay đổi, dần dà tiếp cận được Phật Bồ Tát. Những so đo tính toán, đấy là tiếp cận ma quỉ, đấy không phải Phật Bồ Tát. Bởi thế chỉ cần nghiệp vương tà kiến vẫn còn, ta còn phải luân hồi, không được tự tại, không ra khỏi luân hồi.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments