TĐ:2654- Bởi vì có nghi hoặc , nên tạo ra chướng ngại
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 556
Thời gian từ: 00h19:57:03 - 00h25:03:09
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
“Vô nhân”, không có nhân duyên phụng sự Phật Vô Lượng Thọ, không thấy Phật A Di Đà. “Nên biết người này, trong đời kiếp trước, không có trí tuệ, nghi hoặc, nên mới như thế”, tại sao nói không có trí tuệ? Họ hoài nghi, còn mê hoặc. Nghi hoặc, kinh Đại thừa nói là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, đối với Bồ Tát là chướng ngại lớn nhất, với phàm phu càng không cần nói. Tại sao phàm phu học Phật lại khó khăn như thế? Bởi vì họ nghi, họ mê hoặc, nếu không nghi, không nghi hoặc, chúng ta sẽ nói thiện căn người này vô cùng thâm hậu.
Thiện căn thâm hậu từ đâu mà có? Do sự tu học từ đời trước, chắc chắc không phải một đời, hai đời, ba, bốn, năm đời học Phật. Như Kinh Kim Cang nói, người này ngày trước đã từng cúng dường vô lượng vô biên đức Phật. Trong đời quá khứ học Phật đã có nền tảng rất chắc, tại sao trong quá khứ họ không thành tựu? Bởi vì có chướng ngại, ngăn cản họ thành tựu. Giả như hoàn toàn không tin những lời Phật dạy, không chút hoài nghi, họ đã thành tựu.
Bản thân chúng ta đến thế gian này, chúng ta thử suy nghĩ, từ bé, ngày trước mọi người đều tin, trước ba tuổi họ có nghi hoặc chăng? Không có, họ tin tưởng cha mẹ, chưa chắc tin lời người khác, nhưng hoàn toàn tin lời cha mẹ, không một chút nghi ngờ. Đến lúc trưởng thành, thấy nhiều thứ, nghe nhiều thứ, dần dần nghi hoặc nổi lên.
Bởi thế người xưa hiểu chân tướng sự thực này, rất chú tâm vào việc dạy dỗ về phương diện này, từ bé đã hun đúc những gì? Dạy dỗ nó không được nghi ngờ cha mẹ, đấy là thiên bẩm, đó là tánh đức. Sau đó dạy không được nghi ngờ những bậc trưởng thượng, không được nghi ngờ ông bà, chú, bác, không hoài nghi người lớn. Rộng thêm chút nữa là không được hoài nghi cổ thánh tiên hiền, không hoài nghi Phật Bồ Tát, thậm chí không được hoài nghi thánh thần. Những thiện căn này được dạy dỗ khi mới lọt lòng, do cha mẹ dạy, dạy rất tốt.
Khi đến trường, không được hoài nghi thầy giáo, chúng hấp thu những gì thầy dạy. Nếu hoài nghi thầy giáo, những gì thầy dạy nó đã không tiếp nhận, hết sức chỉ là tư liệu tham khảo. Nó không hiểu, nên nó không thể thực hiện. Những chân tướng sự thực này, những đạo lý này, chúng ta phải thấy rõ.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 556
Thời gian từ: 00h19:57:03 - 00h25:03:09
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
“Vô nhân”, không có nhân duyên phụng sự Phật Vô Lượng Thọ, không thấy Phật A Di Đà. “Nên biết người này, trong đời kiếp trước, không có trí tuệ, nghi hoặc, nên mới như thế”, tại sao nói không có trí tuệ? Họ hoài nghi, còn mê hoặc. Nghi hoặc, kinh Đại thừa nói là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, đối với Bồ Tát là chướng ngại lớn nhất, với phàm phu càng không cần nói. Tại sao phàm phu học Phật lại khó khăn như thế? Bởi vì họ nghi, họ mê hoặc, nếu không nghi, không nghi hoặc, chúng ta sẽ nói thiện căn người này vô cùng thâm hậu.
Thiện căn thâm hậu từ đâu mà có? Do sự tu học từ đời trước, chắc chắc không phải một đời, hai đời, ba, bốn, năm đời học Phật. Như Kinh Kim Cang nói, người này ngày trước đã từng cúng dường vô lượng vô biên đức Phật. Trong đời quá khứ học Phật đã có nền tảng rất chắc, tại sao trong quá khứ họ không thành tựu? Bởi vì có chướng ngại, ngăn cản họ thành tựu. Giả như hoàn toàn không tin những lời Phật dạy, không chút hoài nghi, họ đã thành tựu.
Bản thân chúng ta đến thế gian này, chúng ta thử suy nghĩ, từ bé, ngày trước mọi người đều tin, trước ba tuổi họ có nghi hoặc chăng? Không có, họ tin tưởng cha mẹ, chưa chắc tin lời người khác, nhưng hoàn toàn tin lời cha mẹ, không một chút nghi ngờ. Đến lúc trưởng thành, thấy nhiều thứ, nghe nhiều thứ, dần dần nghi hoặc nổi lên.
Bởi thế người xưa hiểu chân tướng sự thực này, rất chú tâm vào việc dạy dỗ về phương diện này, từ bé đã hun đúc những gì? Dạy dỗ nó không được nghi ngờ cha mẹ, đấy là thiên bẩm, đó là tánh đức. Sau đó dạy không được nghi ngờ những bậc trưởng thượng, không được nghi ngờ ông bà, chú, bác, không hoài nghi người lớn. Rộng thêm chút nữa là không được hoài nghi cổ thánh tiên hiền, không hoài nghi Phật Bồ Tát, thậm chí không được hoài nghi thánh thần. Những thiện căn này được dạy dỗ khi mới lọt lòng, do cha mẹ dạy, dạy rất tốt.
Khi đến trường, không được hoài nghi thầy giáo, chúng hấp thu những gì thầy dạy. Nếu hoài nghi thầy giáo, những gì thầy dạy nó đã không tiếp nhận, hết sức chỉ là tư liệu tham khảo. Nó không hiểu, nên nó không thể thực hiện. Những chân tướng sự thực này, những đạo lý này, chúng ta phải thấy rõ.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments