TĐ:2649-Tất cả pháp đều không sở hữu , chỉ nương vào tự tâm
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 554
Thời gian từ: 01h43:51:04 – 01h52:46:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới Kinh nói: “Tất cả chư Phật trong ba đời đều không sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Bồ Tát nếu có thể hiểu được Chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, được tùy thuận nhẫn, hoặc vào sơ địa. Xả thân nhanh chóng sanh vào thế giới Diệu Hỷ, hoặc sanh vào trong cõi Phật Cực lạc tịnh”.
Đoạn này trong Kinh Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới nói rất hay, đây đều là Thế Tôn nương vào chân đế mà nói. Nói lời thật, không phải giả dối. Phật nương nhị đến nói pháp, ngoài chân đế ra còn có tục đế. Tục đế là tùy thuận tri kiến phàm phu chúng ta mà nói, như vậy sẽ dễ hiểu. Tùy thuận chân đế chính là những gì thấy được trong cảnh giới của họ, rất nhiều điều chúng ta không hiểu, nên cũng không dám tin.
Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhất thiết là mười phương, tất cả chư Phật trong ba đời mười phương đều không sở hữu, từ đâu đến? Chỉ nương vào tự tánh, tâm chính mình hiện ra. Không những chư Phật, tất cả pháp, tất cả pháp trong biến pháp giới hư không giới, đều là tâm hiện thức biến. Lìa tự tâm, tất cả pháp đều không còn, đây là chân tướng sự thật. Pháp thân đại sĩ, Chư Phật Như Lai tự thân chứng đắc. Bồ Tát Di Lặc nói, Nhất niệm chính là pháp giới viên mãn, chúng ta nói nhất niệm là biến pháp giới hư không giới, nhất niệm chính là biến pháp giới hư không giới, niệm niệm đều là biến pháp giới hư không giới. Nên biến pháp giới hư không giới là giả không phải thật, tùy theo niệm này mà thay đổi.
Ngày nay thế giới thiên tai dồn dập, nếu như hiểu được đạo lý này, trong ý niệm chúng ta hóa giải được tất cả thiên tai, thiên tai không còn nữa. Chúng ta muốn hỏi thiên tai có xuất hiện chăng? Có, vì sao vậy? Vì mỗi người đều đang nghĩ đến thiên tai, tâm họ chỉ hiện thiên tai. Nếu như mỗi người đều niệm Phật A Di Đà, thiên tai sẽ không còn, vì sao vậy? Quý vị xem, chúng ta làm báo cáo về thiên tai từ tin tức khắp nơi đưa về, hóa giải như thế nào? Toàn là niệm Phật, tin tức này đáng tin cậy chăng? Đáng tin, vì sao vậy? Vì sau cùng trở về niệm Phật, đó là điều rất đáng tin cậy, đó không phải giả. Trở về các pháp môn khác không đáng tin, đó không phải thật, đều dùng phương pháp này để giải quyết.
Có thiên tai hay không, chúng ta có cần biết chăng? Không cần thiết, không cần quan tâm đến. Trong tâm đừng nghĩ đến điều này, đừng chú ý đến điều này, chỉ chú ý đến Phật A Di Đà. Mỗi niệm không rời Phật A Di Đà, mọi vấn đề đều được giải quyết, đây là trí tuệ. Cần gì phải hỏi thiên tai ra sao, thiên tai lớn hay nhỏ, chết bao nhiêu người, những nơi nào có thiên tai, hỏi để làm gì? Hoàn toàn không có ý nghĩa. Khi nào phát sanh thiên tai, đều không cần. Không sao, một câu A Di Đà Phật mọi vấn đề đều được giải quyết. Càng nhiều người hiểu được đạo lý này càng tốt, tâm có thể chuyển cảnh giới, vì tất cả pháp đều không có sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Chỉ cần tâm chúng ta vừa chuyển, cảnh giới liền biến đổi theo. Đây là chân lý, có bằng chứng rõ ràng ở trong kinh điển đại thừa.
Cho nên Bồ Tát nếu có thể hiểu được chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, đích thực tất cả pháp không lìa tâm lượng. Tâm lượng lớn, pháp giới sẽ lớn; tâm lượng nhỏ, pháp giới sẽ nhỏ. Chư Phật Như Lai ứng hóa ở thế gian “tùy chúng sanh tâm ưng sở tri lượng”, trong Kinh Lăng Nghiêm nói như thế, nên Bồ Tát được tùy thuận nhẫn. “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, là Bồ Tát Phổ Hiền nói. Tứ đức trong Hoàn Nguyên Quán quốc sư Hiền Thủ nói với chúng ta: “Tùy duyên diệu dụng”, tùy duyên chính là tùy thuận nhẫn, diệu dụng chính là nhẫn. Nhẫn điều gì? Không khởi tâm không động niệm, tùy duyên, nhưng không khởi tâm không động niệm, diệu dụng!
“Hoặc vào sơ địa”, biệt giáo sơ địa, viên giáo sơ trú. “Bỏ thân mau chóng sanh vào thế giới Diệu Hỷ”, hoặc là sanh vào thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, “trong cõi Phật Cực Lạc tịnh”, đây đều là nước Cực Lạc trong Phật pháp nói.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 554
Thời gian từ: 01h43:51:04 – 01h52:46:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới Kinh nói: “Tất cả chư Phật trong ba đời đều không sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Bồ Tát nếu có thể hiểu được Chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, được tùy thuận nhẫn, hoặc vào sơ địa. Xả thân nhanh chóng sanh vào thế giới Diệu Hỷ, hoặc sanh vào trong cõi Phật Cực lạc tịnh”.
Đoạn này trong Kinh Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới nói rất hay, đây đều là Thế Tôn nương vào chân đế mà nói. Nói lời thật, không phải giả dối. Phật nương nhị đến nói pháp, ngoài chân đế ra còn có tục đế. Tục đế là tùy thuận tri kiến phàm phu chúng ta mà nói, như vậy sẽ dễ hiểu. Tùy thuận chân đế chính là những gì thấy được trong cảnh giới của họ, rất nhiều điều chúng ta không hiểu, nên cũng không dám tin.
Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhất thiết là mười phương, tất cả chư Phật trong ba đời mười phương đều không sở hữu, từ đâu đến? Chỉ nương vào tự tánh, tâm chính mình hiện ra. Không những chư Phật, tất cả pháp, tất cả pháp trong biến pháp giới hư không giới, đều là tâm hiện thức biến. Lìa tự tâm, tất cả pháp đều không còn, đây là chân tướng sự thật. Pháp thân đại sĩ, Chư Phật Như Lai tự thân chứng đắc. Bồ Tát Di Lặc nói, Nhất niệm chính là pháp giới viên mãn, chúng ta nói nhất niệm là biến pháp giới hư không giới, nhất niệm chính là biến pháp giới hư không giới, niệm niệm đều là biến pháp giới hư không giới. Nên biến pháp giới hư không giới là giả không phải thật, tùy theo niệm này mà thay đổi.
Ngày nay thế giới thiên tai dồn dập, nếu như hiểu được đạo lý này, trong ý niệm chúng ta hóa giải được tất cả thiên tai, thiên tai không còn nữa. Chúng ta muốn hỏi thiên tai có xuất hiện chăng? Có, vì sao vậy? Vì mỗi người đều đang nghĩ đến thiên tai, tâm họ chỉ hiện thiên tai. Nếu như mỗi người đều niệm Phật A Di Đà, thiên tai sẽ không còn, vì sao vậy? Quý vị xem, chúng ta làm báo cáo về thiên tai từ tin tức khắp nơi đưa về, hóa giải như thế nào? Toàn là niệm Phật, tin tức này đáng tin cậy chăng? Đáng tin, vì sao vậy? Vì sau cùng trở về niệm Phật, đó là điều rất đáng tin cậy, đó không phải giả. Trở về các pháp môn khác không đáng tin, đó không phải thật, đều dùng phương pháp này để giải quyết.
Có thiên tai hay không, chúng ta có cần biết chăng? Không cần thiết, không cần quan tâm đến. Trong tâm đừng nghĩ đến điều này, đừng chú ý đến điều này, chỉ chú ý đến Phật A Di Đà. Mỗi niệm không rời Phật A Di Đà, mọi vấn đề đều được giải quyết, đây là trí tuệ. Cần gì phải hỏi thiên tai ra sao, thiên tai lớn hay nhỏ, chết bao nhiêu người, những nơi nào có thiên tai, hỏi để làm gì? Hoàn toàn không có ý nghĩa. Khi nào phát sanh thiên tai, đều không cần. Không sao, một câu A Di Đà Phật mọi vấn đề đều được giải quyết. Càng nhiều người hiểu được đạo lý này càng tốt, tâm có thể chuyển cảnh giới, vì tất cả pháp đều không có sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Chỉ cần tâm chúng ta vừa chuyển, cảnh giới liền biến đổi theo. Đây là chân lý, có bằng chứng rõ ràng ở trong kinh điển đại thừa.
Cho nên Bồ Tát nếu có thể hiểu được chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, đích thực tất cả pháp không lìa tâm lượng. Tâm lượng lớn, pháp giới sẽ lớn; tâm lượng nhỏ, pháp giới sẽ nhỏ. Chư Phật Như Lai ứng hóa ở thế gian “tùy chúng sanh tâm ưng sở tri lượng”, trong Kinh Lăng Nghiêm nói như thế, nên Bồ Tát được tùy thuận nhẫn. “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”, là Bồ Tát Phổ Hiền nói. Tứ đức trong Hoàn Nguyên Quán quốc sư Hiền Thủ nói với chúng ta: “Tùy duyên diệu dụng”, tùy duyên chính là tùy thuận nhẫn, diệu dụng chính là nhẫn. Nhẫn điều gì? Không khởi tâm không động niệm, tùy duyên, nhưng không khởi tâm không động niệm, diệu dụng!
“Hoặc vào sơ địa”, biệt giáo sơ địa, viên giáo sơ trú. “Bỏ thân mau chóng sanh vào thế giới Diệu Hỷ”, hoặc là sanh vào thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, “trong cõi Phật Cực Lạc tịnh”, đây đều là nước Cực Lạc trong Phật pháp nói.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments