TĐ:2648- Phật Thích-ca-mâu-ni đưa ra cho chúng ta nguyên tắc chỉ đạo cao nhất: Tất cả cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa sự nhớ nghĩ
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 554
Thời gian từ: 00h28:53:04 - 00h36:30:18
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
Bây giờ nói làm sao để cung kính, tín ngưỡng, chúng ta làm sao để ngưỡng mộ tin tưởng họ? Như Khởi Tín Luận nói: “Tất cả cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa sự nhớ nghĩ”, đây là từ trên căn bản mà nói. Chư vị học Phật, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất Đức Phật đã dạy cho chúng ta. Chúng ta cần phải biết tất cả cảnh giới, đây là nói toàn thể vũ trụ: Cảnh giới vật chất, cảnh giới tinh thần, cảnh giới tự nhiên đều lìa sự nhớ nghĩ. Trong này không có nghĩ, không có nhớ. Tưởng là tưởng tượng, niệm là vọng niệm, đều không phải thật.
Bên dưới giải thích, lấy cảnh giới vọng kiến của chúng sanh, nên tâm có phân tề, phân tề là phân biệt. Lấy vọng khởi nhớ nghĩ, không gọi là pháp tánh, pháp tánh là gì? Chân tướng sự thật. Vì ta vọng khởi nhớ nghĩ, trái với chân tướng sự thật. Nên không thể quyết liễu, quyết là quyết đoán, liễu là thấu triệt. Đây là phàm phu thấy sai, nghĩ sai về chân tướng dự thật, do đó nói sai, làm sai. Vậy phải làm thế nào? Quý vị xem chư Phật Như Lai xa lìa kiến tướng. Phật Bồ Tát không giống với tư duy của chúng ta, hoàn toàn không tương đồng với tâm thái của chúng ta. Họ không đem những kiến tướng tư duy này để ở trong lòng, trong tâm họ không có những thứ này, nên tâm họ chân thật, tâm họ rộng lớn, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”. Chính là ở đây nói “vô sở bất biến”, đây là chân tâm, tâm lượng nhỏ là vọng tâm. Nên nhớ điều này, chân tâm chắc chắn là ôm trọn hư không, ôm trọn pháp giới. Là chân tâm của chính mình, là tâm lượng vốn có của chính mình.
Hiện nay thấy người này thích, thấy người kia ghét, biến tâm lượng rộng lớn của quý vị thành nhỏ nhen, một hai người cũng không thể bao dung. Thậm chí tâm lượng nhỏ, nhỏ đến mức độ nào? Đến mình cũng không thể bao dung được mình, một mình ngồi đó sanh buồn phiền, mình đấu tranh với chính mình, có hạng người này. Quý vị nói có đáng thương chăng!
Trong kinh Phật thường dùng ví dụ, tâm lượng chúng ta giống như biển lớn vậy. Người hiện nay tâm lượng như thế nào? Như bọt nước trong biển lớn, họ cho rằng bọt nước đó là chính mình, không cách nào đột phá khỏi bọt nước đó, chúng sanh trong lục đạo đích thực như vậy. Nếu phá được bọt nước, mới hiểu được cả biển lớn mênh mông này đều là ta.
Đức Phật hiểu rõ, ngài dạy chúng ta phải mở rộng tâm lượng, đây cũng là phương pháp hay. Mở rộng tâm lượng hết sức, đột phá luân hồi lục đạo, sẽ vượt thoát luân hồi lục đạo. Phóng to hơn nữa, đột phá mười pháp giới, quý vị sẽ thành Phật. Đây là hoàn toàn dùng tâm lượng rộng lớn đều có thể thành tựu. Nên tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, mỗi pháp môn đều thành vô thượng đạo. Sau khi mở rộng tâm lượng trời cao đất rộng, không bị câu thúc trong một trái đất nhỏ này, không gian hoạt động vô cùng lớn lao! Chẳng những không gian đột phá, mà thời gian cũng đã đột phá. Thời gian đột phá, quý vị có thể trở về quá khứ, có thể đi vào vị lai, nên trí tuệ này khai mở. Quá khứ, hiện tại, vị lai, thử giới, tha phương vô sở bất tri, vô sở bất năng. Năng lực được khôi phục, năng lực của sáu căn phục hồi.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 554
Thời gian từ: 00h28:53:04 - 00h36:30:18
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
Bây giờ nói làm sao để cung kính, tín ngưỡng, chúng ta làm sao để ngưỡng mộ tin tưởng họ? Như Khởi Tín Luận nói: “Tất cả cảnh giới vốn là nhất tâm, lìa sự nhớ nghĩ”, đây là từ trên căn bản mà nói. Chư vị học Phật, đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất Đức Phật đã dạy cho chúng ta. Chúng ta cần phải biết tất cả cảnh giới, đây là nói toàn thể vũ trụ: Cảnh giới vật chất, cảnh giới tinh thần, cảnh giới tự nhiên đều lìa sự nhớ nghĩ. Trong này không có nghĩ, không có nhớ. Tưởng là tưởng tượng, niệm là vọng niệm, đều không phải thật.
Bên dưới giải thích, lấy cảnh giới vọng kiến của chúng sanh, nên tâm có phân tề, phân tề là phân biệt. Lấy vọng khởi nhớ nghĩ, không gọi là pháp tánh, pháp tánh là gì? Chân tướng sự thật. Vì ta vọng khởi nhớ nghĩ, trái với chân tướng sự thật. Nên không thể quyết liễu, quyết là quyết đoán, liễu là thấu triệt. Đây là phàm phu thấy sai, nghĩ sai về chân tướng dự thật, do đó nói sai, làm sai. Vậy phải làm thế nào? Quý vị xem chư Phật Như Lai xa lìa kiến tướng. Phật Bồ Tát không giống với tư duy của chúng ta, hoàn toàn không tương đồng với tâm thái của chúng ta. Họ không đem những kiến tướng tư duy này để ở trong lòng, trong tâm họ không có những thứ này, nên tâm họ chân thật, tâm họ rộng lớn, “tâm bao thái hư lượng châu sa giới”. Chính là ở đây nói “vô sở bất biến”, đây là chân tâm, tâm lượng nhỏ là vọng tâm. Nên nhớ điều này, chân tâm chắc chắn là ôm trọn hư không, ôm trọn pháp giới. Là chân tâm của chính mình, là tâm lượng vốn có của chính mình.
Hiện nay thấy người này thích, thấy người kia ghét, biến tâm lượng rộng lớn của quý vị thành nhỏ nhen, một hai người cũng không thể bao dung. Thậm chí tâm lượng nhỏ, nhỏ đến mức độ nào? Đến mình cũng không thể bao dung được mình, một mình ngồi đó sanh buồn phiền, mình đấu tranh với chính mình, có hạng người này. Quý vị nói có đáng thương chăng!
Trong kinh Phật thường dùng ví dụ, tâm lượng chúng ta giống như biển lớn vậy. Người hiện nay tâm lượng như thế nào? Như bọt nước trong biển lớn, họ cho rằng bọt nước đó là chính mình, không cách nào đột phá khỏi bọt nước đó, chúng sanh trong lục đạo đích thực như vậy. Nếu phá được bọt nước, mới hiểu được cả biển lớn mênh mông này đều là ta.
Đức Phật hiểu rõ, ngài dạy chúng ta phải mở rộng tâm lượng, đây cũng là phương pháp hay. Mở rộng tâm lượng hết sức, đột phá luân hồi lục đạo, sẽ vượt thoát luân hồi lục đạo. Phóng to hơn nữa, đột phá mười pháp giới, quý vị sẽ thành Phật. Đây là hoàn toàn dùng tâm lượng rộng lớn đều có thể thành tựu. Nên tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, mỗi pháp môn đều thành vô thượng đạo. Sau khi mở rộng tâm lượng trời cao đất rộng, không bị câu thúc trong một trái đất nhỏ này, không gian hoạt động vô cùng lớn lao! Chẳng những không gian đột phá, mà thời gian cũng đã đột phá. Thời gian đột phá, quý vị có thể trở về quá khứ, có thể đi vào vị lai, nên trí tuệ này khai mở. Quá khứ, hiện tại, vị lai, thử giới, tha phương vô sở bất tri, vô sở bất năng. Năng lực được khôi phục, năng lực của sáu căn phục hồi.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments