TĐ:2631-Thấy được Thế Giới Cực Lạc, thấy được Phật A Di Đà

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
TĐ:2631-Thấy được Thế Giới Cực Lạc, thấy được Phật A Di Đà
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 546
Thời gian từ: 00h43:56:24 – 01h01:36:06
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Vô Lượng Thọ Kinh, có rất nhiều người đến nghe, tham gia pháp hội này, đệ tử bốn chúng: “Thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn...”. Thiên long bát bộ và nhân và phi nhân, mắt trần chúng ta không thấy họ đang tham dự.
Đạo tràng nhỏ của chúng ta đang giảng kinh đây, tuy thính chúng không nhiều, chúng ta nếu hỏi, có thiên long bát bộ chăng? Có nhơn và phi nhơn chăng? Có, chắc chắn là có. Ở đây chúng ta học tập kinh điển, nghe y chánh trang nghiêm của thế giới Cực lạc, những thiên long bát bộ, nhơn cùng phi nhơn cũng đang nghe.
Những người đi trước đã nhận được nền giáo dục tốt đẹp, có đức hạnh, tâm địa nhân đức, có trí tuệ. Bởi thế nghe kinh pháp có thể khế nhập, có thể khai ngộ, cao hơn thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn. Ngày nay chúng ta bị che khuất tánh đức, pháp hội trước mặt, thiên long bát bộ, nhơn và phi nhơn, rất nhiều người vượt xa chúng ta. Họ giác ngộ khi nghe kinh, họ có thể vãng sinh khi niệm Phật, chúng ta không theo kịp họ, nguyên nhân do đâu? Họ có phước báo là ngũ thông, họ biết thế gian khổ, chúng ta mê lầm nhiều kiếp, không biết nỗi khổ thế gian. Bởi thế cổ nhân có câu: “nhận khổ làm vui”, vui vẫn hoàn khổ, câu nói này cho thấy rất thích hợp khi hình dung xã hội hiện tại.
Ngày nay độ nhân và phi nhân rất dễ, độ người mới khó. Chướng ngại lớn nhất là tính hoài nghi của họ, đấy là gì? Tinh thần khoa học, đứng đầu tinh thần khoa học là hoài nghi, hoài nghi mới nghiên cứu, mới biết tìm tòi, mới phát hiện ra. Phật pháp có như thế chăng? Phật pháp cũng như thế, nhưng hoài nghi trong Phật pháp, nó có niềm tin. Bởi thế nghi trong Phật pháp gọi là nghi tình, nghi nhỏ ngộ nhỏ, nghi lớn ngộ lớn, không nghi không thể khai ngộ, chỉ chú trọng có thế.
Nhưng Phật pháp tin Thánh nhân, tin Hiền nhân, tin Phật, tin Bồ tát, họ có tin. Trong khoa học không có, không tin có Thánh hiền, không tin những gì thuộc người đi trước, họ mới có thể vượt qua họ, mới lật đổ được họ. Không một nhà khoa học nào dám nói, những gì tôi đưa ra là chân lý, không chắc vài ba mươi năm sau, người ta sẽ lật đổ họ.
Nhưng những gì Thánh hiền, chư Phật Bồ tát đã phát hiện ra, quý vị không cách nào có thể lật đổ, đó mới gọi là chân lý, đó là gì? Đó là tự tánh con người, là bản thể vạn pháp vũ trụ, năng sinh vạn pháp, năng hiện vạn pháp. A lại da có thể biến vạn pháp, đó là những gì cổ nhân phát hiện ra. Ngày nay nhà khoa học cũng dần dần phát hiện, nhưng không cách gì vượt qua họ, có thể giống họ, quý vị cũng là Thánh hiền, cũng là Phật, Bồ tát. Nhưng quý vị không thể cao hơn, không cao hơn được, chỉ đến chỗ pháp giới bình đẳng, tại sao không thể vượt qua? Đạt đỉnh rồi, quý vị làm sao vượt được không khởi tâm, không động niệm?
Họ không khởi tâm, không động niệm, tôi cũng không khởi tâm, không động niệm, ngang với họ, không, không cách nào có thể vượt qua họ. Không khởi tâm, không động niệm là hết, họ không thể lên thêm được, họ phải lùi xuống dưới. Khởi tâm, động niệm Phật pháp giới trong thập pháp giới, thêm khởi tâm, động niệm là phân biệt, chấp trước, đúng, đó là pháp giới Thanh Văn, đến thiên pháp giới, họ đang đoạ lạc! Đạt đến cảnh giới cao nhất, là ngang với Phật, tại sao? Đều không khởi tâm, không động niệm, bình đẳng. Đạt đến bình đẳng vẫn còn tập khí, vẫn chưa bình đẳng rốt ráo, khi đoạn hết tập khí, thực sự bình đẳng.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment