TĐ:2626-Nên biết Tây Phương chẳng xa, do tâm mê nên ngăn cách

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
TĐ:2626-Nên biết Tây Phương chẳng xa, do tâm mê nên ngăn cách
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 544
Thời gian từ: 01h16:07:20 – 01h27:33:04
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Khải thân thổ linh chi nhiên tai”, tất cả đều tùy tâm niệm. Tâm của Phật thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy bụi trần nào, nên thế giới nơi Phật cư ngụ hình thành bởi vô lượng châu báu. “Nên biết tây phương không xa”, chẳng hề xa đâu, “vì tâm mê nên có khoảng cách”, chướng ngại ở đây là mê mờ. “Nếu có thể một niệm quy chân thì sẽ vãng sanh thấy cõi Phật, cũng không xa cách ý niệm và thời gian?” Chính trong một niệm không có thời gian, chẳng là quá khứ, chẳng phải tương lai. Cho nên Đại Thừa kinh giáo thường nói: “Chính ngay lúc này”, là không có thời gian, chẳng có không gian. Không có không gian chính là ở nơi này, không có thời gian là chính lúc này. Điều này thật đấy chẳng hề giả trá.
“Trong Hộ Sớ nói rất rỏ ràng thâm sâu sắc, tức chỉ tâm tịnh thì cõi nước tịnh”, đây là lời Niệm Lão nói, đây là những câu trong Hội Sớ, thật hiểu đạo lý tâm tịnh tức cõi nước tịnh. Tâm nhiễm thì tất cả đều nhiễm, tâm tịnh thì tất cả đều tịnh.
Thế giới Cực Lạc nếu đã do chính mình tâm hiện thức biến ra thì sao có thể không vãng sanh được. Quý vị không biết, không thừa nhận, thì tâm hiện thức biến sẽ chẳng có phần, chắc chắn sẽ chẳng thấy. Nói cách khác, tâm ta nghĩ gì thì sẽ hiện ra nấy, phải nhớ kỹ điều này. Trong tâm nghĩ đến tham lam, ta sẽ trông thấy pháp giới ngạ quỷ, thấy quỷ đạo. Tâm địa sân thì bạn sẽ thấy địa ngục, toàn biển lửa. Tâm ngu si thì ta sẽ thấy pháp giới súc sanh. Tâm có ngạo mạn thì bạn thấy pháp giới Tu La, La Sát.
Nghi trong tham sân si mạn nghi rất tệ hại, có câu nói tâm nghi thấy quỷ, tâm nghi chắc chắn là 3 ác đạo, tất cả đều do tâm thức biến hiện ra. Thế giới Cực Lạc không ngoại lệ, thế giới Hoa Tạng cũng không ngoại lệ, đoạn này ý tứ rất sâu.
Tịnh Danh Kinh nói: “Phật dùng ngón chân chỉ xuống đất”, Kinh này nằm trong Kinh Duy Ma. “Lấy ngón chân ấn xuống đất, cõi này lập tức hiện cõi Tịnh”, đoạn trên có nói gạch ngói biến thành ngọc quý. Đất đai hiện tiền là đất lưu ly, hoa cỏ cây cối trông thấy y như ở thế giới Cực Lạc, là do các loại báu hợp thành.
Lại Thủ Lăng Nghiêm nói: “Như tôi ấn xuống, hải ấn phát quang, lần này phát quang, không phải vì tay chân”, thứ gì phát sáng? Quang minh của tánh đức. Huệ Năng đại sư bảo: “Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ”, đầy đủ điều gì? Phật đã giảng trong Kinh Hoa Nghiêm: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai”. Ở đây nói rất rõ, phát quang gì? Trí tuệ quang, đức quang, vạn đức quang.
“A Nan thấy Phật chỉ do một niệm quy chân”. Nhất tâm niệm Phật cầu sanh về tịnh độ, được thân cận Đức Di Đà, đấy chính là quy chân. Hiện giờ chúng ta niệm Phật có tâm này chăng? Nếu bảo hễ niệm Phật là ngay lập tức Phật sẽ giơ tay ra đón cho vãng sanh thì ta sẽ sợ chết khiếp. Con không chịu đâu, sao lại chết được? Cho nên bạn niệm Phật giả chứ không thật. Tấm biển treo ở niệm Phật đường của chúng ta nếu viết: niệm Phật một ngày sẽ vãng sanh ngay. Quý vị xem có ai còn dám bước vào đây? Chẳng có ai cả. Nói thì hay lắm nhưng nếu làm thiệt thì sợ chết khiếp.
Vì sao A Nan lại cảm được Phật? Vì A Nan thật chứ không giả nên thấy được Phật, cảm được Phật. Vì ông thật chẳng sợ chết, thật biết thế giới Cực Lạc tốt đẹp, thực lòng muốn đến đó. Một niệm tương ưng một niệm Phật, liền hiện tiền. Quý vị muốn hỏi có chắc niệm Phật sẽ vãng sanh chăng? Niệm thật thì chắc ăn, còn niệm giả thì không chắc. Nếu ta còn chút xíu tham luyến với thế giới này, còn chút gì đó không buông bỏ được thì không chắc. Một chút xíu đó chính là chướng ngại nặng nề.
Cho nên ở đây nói rất hay: “Chỉ do một niệm quy chân, lúc niệm Phật là tâm niệm Phật, khi gặp Phật là tâm thấy Phật”. Khi niệm Phật ta dung tâm gì niệm? Phần lớn chỉ niệm ở miệng chứ không ở tâm, nên mới chẳng tương ưng. Vì sao niệm Phật mà vẫn còn rất nhiều tạp niệm xen lẫn trong đó? Thế thì chẳng nhất tâm.
Ấn Quang đại sư đã từ bi dạy ta phương thức tính: Niệm thật rõ, nghe thật rõ, nhớ thật rõ, dùng cách này thì sẽ nhiếp tâm được, không cho tạp niệm xen vào. Vì sao lại có tạp niệm?

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment