TĐ:2581- Tịnh Độ tu hành cùng Mật tông không giống nhau
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập:511
Thời gian từ: 00h49:31:11 - 00h56:36:06
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
Chúng ta học Phật, nhất định phải duy trì sự cảnh giác cao nhất, sợ nhiễm ô. Trong thức A lại ya của chúng ta có loại tình chấp vô cùng sâu đậm này, vừa tiếp xúc liền bị nhiễm ô. Cho nên tu hành theo Tịnh Độ khác với Mật tông. Tôn chỉ nguyên lý nguyên tắc của Tịnh Độ tông và Mật tông hoàn toàn tương đồng, đều là tu tâm thanh tịnh. Nhưng Tịnh Độ Tông tu tâm thanh tịnh là viễn ly nhiễm ô, Mật giáo tu tâm thanh tịnh không ly nhiễm ô. Vì thế thành tựu của Mật tông cao hơn Tịnh Độ. Nhưng thành tựu của Tịnh Độ nhiều hơn Mật giáo. Vì sao vậy? do viễn ly nhiễm ô được tâm thanh tịnh, tuy không phải thực sự tâm thanh tịnh vẫn có thể sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Ngày ngày cùng những tài sắc danh thực thùy ở chung, thực sự đạt đến không nhiễm ô, công phu này cao hơn Tịnh Độ. Nếu họ vãng sanh sanh về đâu? Họ nếu vãng sanh sanh cõi Thật báo trang nghiêm. Họ không ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Vậy vấn đề là cảnh giới cao như vậy, có được mấy người có thể thành tựu? Ít lắm. Hoàng Niệm Lão nói với tôi, tự lập nước đến nay, tôi lần đầu tiên gặp ông, là hơn sáu mươi năm rồi. Trong sáu mươi năm này, có bao nhiêu người tu Mật tông thành tựu? Ông nói với tôi sáu người. Trung Quốc mười mấy ức nhân khẩu chỉ có sáu người tu Mật tông thành tựu. Vậy niệm Phật vãng sanh có bao nhiêu người? Sáu trăm ngàn người có thể không? Có thể. Người niệm Phật vãng sanh quá nhiều rồi. Hai pháp môn này vừa so sánh quí vị liền hiểu được pháp môn Tịnh Độ thù thắng, đới nghiệp vãng sanh. Mật tông nếu thực sự thanh tịnh rồi, trong nhiễm ô mà không nhiễm, điều này tuyệt vời. Đây không phải là điều người thông thường có thể làm được. Vì vậy Niệm Lão nói với tôi: căn cơ của Thiền tông và Mật tông hiện tại không còn nữa. Lời này là chân thật, không phải giả dối. Muốn trải qua suy nghĩ sâu sắc.
“Thâm tư” là hiểu rõ chân tướng sự thật, “thục kế” là nên nghĩ bản thân mình căn tánh như thế nào. Bản thân nghĩ xem dùng phương pháp nào để bảo hộ bản thân? Quan trọng nhất không có gì ngoài bảo hộ bản thân không bị nhiễm ô. Giống như bịnh truyền nhiễm ngày nay vậy, không bị lây nhiễm. Phương pháp Tịnh Tông ổn định, cắm ba rễ này, chắc chắn sẽ không làm trái. Chắc chắn phải cầu bản thân, y giáo phụng hành một cách nghiêm khắc, một môn thâm nhập. Một môn này chính là một câu danh hiệu Phật, sáu chữ hồng danh, niệm niệm không bỏ. Bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, bất luận trong hoàn cảnh nào, trong tâm chỉ là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm không bỏ. Không có tạp niệm thẩm thấu vào, quí vị đã thành công rồi. Đây gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”. Nhớ kỷ không thể có hai tâm. Có hai tâm ba tâm đạo của quí vị liền bị phá hoại. Giải thoát liền biến thành hữu danh vô thực, vẫn tạo lục đạo luân hồi.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập:511
Thời gian từ: 00h49:31:11 - 00h56:36:06
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
Chúng ta học Phật, nhất định phải duy trì sự cảnh giác cao nhất, sợ nhiễm ô. Trong thức A lại ya của chúng ta có loại tình chấp vô cùng sâu đậm này, vừa tiếp xúc liền bị nhiễm ô. Cho nên tu hành theo Tịnh Độ khác với Mật tông. Tôn chỉ nguyên lý nguyên tắc của Tịnh Độ tông và Mật tông hoàn toàn tương đồng, đều là tu tâm thanh tịnh. Nhưng Tịnh Độ Tông tu tâm thanh tịnh là viễn ly nhiễm ô, Mật giáo tu tâm thanh tịnh không ly nhiễm ô. Vì thế thành tựu của Mật tông cao hơn Tịnh Độ. Nhưng thành tựu của Tịnh Độ nhiều hơn Mật giáo. Vì sao vậy? do viễn ly nhiễm ô được tâm thanh tịnh, tuy không phải thực sự tâm thanh tịnh vẫn có thể sanh về cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Ngày ngày cùng những tài sắc danh thực thùy ở chung, thực sự đạt đến không nhiễm ô, công phu này cao hơn Tịnh Độ. Nếu họ vãng sanh sanh về đâu? Họ nếu vãng sanh sanh cõi Thật báo trang nghiêm. Họ không ở cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Vậy vấn đề là cảnh giới cao như vậy, có được mấy người có thể thành tựu? Ít lắm. Hoàng Niệm Lão nói với tôi, tự lập nước đến nay, tôi lần đầu tiên gặp ông, là hơn sáu mươi năm rồi. Trong sáu mươi năm này, có bao nhiêu người tu Mật tông thành tựu? Ông nói với tôi sáu người. Trung Quốc mười mấy ức nhân khẩu chỉ có sáu người tu Mật tông thành tựu. Vậy niệm Phật vãng sanh có bao nhiêu người? Sáu trăm ngàn người có thể không? Có thể. Người niệm Phật vãng sanh quá nhiều rồi. Hai pháp môn này vừa so sánh quí vị liền hiểu được pháp môn Tịnh Độ thù thắng, đới nghiệp vãng sanh. Mật tông nếu thực sự thanh tịnh rồi, trong nhiễm ô mà không nhiễm, điều này tuyệt vời. Đây không phải là điều người thông thường có thể làm được. Vì vậy Niệm Lão nói với tôi: căn cơ của Thiền tông và Mật tông hiện tại không còn nữa. Lời này là chân thật, không phải giả dối. Muốn trải qua suy nghĩ sâu sắc.
“Thâm tư” là hiểu rõ chân tướng sự thật, “thục kế” là nên nghĩ bản thân mình căn tánh như thế nào. Bản thân nghĩ xem dùng phương pháp nào để bảo hộ bản thân? Quan trọng nhất không có gì ngoài bảo hộ bản thân không bị nhiễm ô. Giống như bịnh truyền nhiễm ngày nay vậy, không bị lây nhiễm. Phương pháp Tịnh Tông ổn định, cắm ba rễ này, chắc chắn sẽ không làm trái. Chắc chắn phải cầu bản thân, y giáo phụng hành một cách nghiêm khắc, một môn thâm nhập. Một môn này chính là một câu danh hiệu Phật, sáu chữ hồng danh, niệm niệm không bỏ. Bất luận lúc nào, bất luận ở đâu, bất luận trong hoàn cảnh nào, trong tâm chỉ là một câu A Di Đà Phật, niệm niệm không bỏ. Không có tạp niệm thẩm thấu vào, quí vị đã thành công rồi. Đây gọi là “một lòng tu đạo, để cầu giải thoát”. Nhớ kỷ không thể có hai tâm. Có hai tâm ba tâm đạo của quí vị liền bị phá hoại. Giải thoát liền biến thành hữu danh vô thực, vẫn tạo lục đạo luân hồi.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments