TĐ:258 - một đời này chỉ một phương hướng mục tiêu nguyện vọng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
112 Views
TĐ:258 - một đời này chỉ một phương hướng mục tiêu nguyện vọng
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 143
Thời gian từ: 00h58:31:26 - 01h05:13:26
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Bất luận là Tông môn giáo môn, Hiển giáo mật giáo, pháp môn niệm Phật quả thật là đệ nhất. Có thể nói nó không có bất kỳ điều kiện gì, quý vị thấy chỉ đơn giản như thế. Tuyệt đối không được hoài nghi, thâm tín không nghi, thật sự phát đại nguyện. Đời này ta không cầu gì cả, chỉ cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc. Quý vị thấy chỉ một phương hướng, một mục tiêu. Một phương hướng là tây phương, một mục tiêu là thế giới Cực Lạc, một nguyện vọng là thân cận Di Đà, vô cùng đơn thuần.
Hành là gì? Sáu chữ hồng danh, tịnh niệm tương tục. Niệm này gọi là tịnh niệm, vì sao vậy? Vì không có hoài nghi, không có tạp niệm, gọi là tịnh niệm. Bán tín bán nghi, trong niệm Phật xen lẫn nhiều vọng niệm, như vậy không được. Vì sao có tạp niệm? Vì có nghi ngờ, vì chưa buông bỏ, tâm chưa chuyên. Nếu ta chỉ có một phương hướng, một mục tiêu, ngoài ra đều không cần, buông bỏ hết, như vậy làm sao có tạp niệm được? Đó là điều không thể, nhất tâm xưng niệm tức là tịnh niệm. Nếu dùng hai tâm, nhiều tâm xưng niệm, niệm Phật vẫn nghĩ đến những chuyện khác, nên niệm không thanh tịnh, pháp môn này gọi là Tịnh Độ. Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, điều đầu tiên là phải nói đến tâm thanh tịnh, không cho phép ta có tạp niệm.
Đời này tôi đến thế gian, gặp được pháp môn này, khi chưa gặp pháp môn này không biết, như vậy gọi là không có phước. Gặp được pháp môn này, gặp được bộ kinh điển này, nói một cách rõ ràng minh bạch. Nếu tôi không y giáo phụng hành, như vậy là bỏ lỡ qua!
Đại sư Thiện Đạo nói, pháp môn này là “vạn người tu vạn người đi”, không sót bất kỳ ai, lời này là thật. Đại sư Thiện Đạo, ở Nhật bản rất nhiều người nói ngài là Phật A Di Đà tái lai, ngày xưa có truyền thuyết này. Tôi đến Nhật phỏng vấn, hỏi những bậc cao tăng của Tịnh Độ tông Nhật bản, hỏi họ có biết chuyện này chăng? Họ biết, và tin như vậy. Người Nhật đối với đại sư Thiện Đạo vô cùng sùng kính, rất nhiều chùa thuộc Tịnh Tông lấy tên Chùa Thiện Đạo. Nên khi thấy Chùa Thiện Đạo thì biết đó là đạo tràng Tịnh Độ. Vạn người tu vạn người đi, là được nói ra từ kim khẩu của Phật A Di Đà. Ngài Thiện Đạo là Phật Di Đà tái lai, không phải là được nói ra từ kim khẩu của ngài sao? Chúng ta có thể không tin được sao? Phụng hành tức là tin thật, quý vị nói tôi rất tin nhưng không hành trì, như vậy tín và nguyện có vấn đề. Điều này trước đây đại sư Chương Gia nói, ngài nói với tôi: Phật pháp khó biết dễ hành, nếu không thật sự tu, là cái biết của ta có vấn đề. Đại sư nói không phải do hành, mà ở chỗ cái biết, đây là vấn đề thuộc về triết học, khó biết dễ hành. Đây là thật, không phải giả. Vì sao tín tâm chúng ta không kiên quyết, nguyện tâm cũng không kiên định. Chúng ta cũng rất muốn, có nghĩ đến những bậc cao tăng ngày xưa, họ tin sâu nguyện thiết như vậy, phải làm sao? Phải học nhiều kinh giáo, chúng ta tin mới có thể chân, nguyện mới có thể thiết. ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment