TĐ:2547- Người tu hành phải khế nhập cảnh giới “đạm bạc, an tĩnh”
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-497
Thời gian từ: 01h39:55:26 - 01h46:22:10
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
“Đạm an”, đạm là đạm bạc, an là yên tĩnh. Người tu đạo nhất định phải khế nhập cảnh giới này. Đạm bạc, mới có thế tuỳ duyên, hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức, tuỳ duyên tiêu nghiệp cũ, không nên tạo sai lầm mới. Chỉ có tiêu nghiệp, không tái tạo nghiệp, thì nghiệp của quý vị mới xoá hết sạch sẽ. Quý vị đang tiêu nghiệp, đồng thời lại đang tạo nghiệp, thì nghiệp của quý vị vĩnh viễn xoá không sạch. Do đó hai chữ “đạm an” này là vô cùng quan trọng, phải đạm bạc, phải yên tĩnh. “Thuỷ lưu bình mãn chi mạo”, nước chảy rất phẳng lặng, thì cũng đầy rồi, đây là dạng của đạm an. Văn Tuyển Tống Ngọc Phú nói: “Hối đạm đạm nhi tính nhập”. Đây có nghĩa là “ thuỷ ba tương kế, tương tự tương kế, thử dụ tâm ly đoạn thường, bình mãn dụ bình đẳng viên mãn”. Những thứ này đều là tự nhiên, vốn là như vậy. Tâm ly đoạn thường chính là ý nghĩ không còn nữa. Đoạn thường là đối lập. Chân tâm là thường, thường trú, nó vĩnh viễn bất sanh bất diệt, mọi hiện tượng đều đoạn diệt. Tướng là đoạn diệt, tác dụng là đoạn diệt, thể là thường trú. Đây là chân tướng sự thật, liệu có cần bỏ vào trong tâm? Không cần. Bỏ vào trong tâm, tâm của quý vị sẽ biến thành A lại ya, chính là vọng tâm. Không bỏ vào trong tâm, quý vị không có vọng tâm. Không có vọng tâm là ai? Pháp thân Bồ Tát. 41 vị pháp thân đại sĩ trong kinh Hoa Nghiêm, với Diệu Giác Như lai, họ đều không có vọng tâm, họ dùng chân tâm. Chân tâm ly niệm, không có ý nghĩ, quý vị làm sao còn có thể có cái thường niệm, đoạn niệm? Cái ý nghĩ này không có nữa, không có nữa mới là bình đẳng viên mãn. Bình mãn là so với bình đẳng viên mãn, trí tuệ bình đẳng viên mãn, đức năng bình đẳng viên mãn, tướng hảo bình đẳng viên mãn, không có cái nào không bình đẳng viên mãn. Trong thế giới cực lạc, Phật A Di Đà dùng hoằng nguyện của bản thân, tu trì công đức, đem tướng bình đẳng viên mãn bộc lộ ra ngoài, để cúng dường những chúng sanh vãng sanh về thế giới cực lạc. Ngài làm đại thí chủ, ngài cúng dường biết bao nhiêu người, công đức này quá to lớn. Chư Phật Như Lai đều không cách nào so sánh kịp. Tâm chân thành, hoàn toàn là chân tâm. Vì những chúng sanh này mà giảng kinh thuyết pháp, để cho họ khế nhập vào cảnh giới Phật cứu cánh viên mãn. Thế xuất thế gian giảng đến ân đức, Phật A Di Đà là cứu cánh viên mãn,không ai có thể so với ngài. Chúng ta phát tâm vãng sanh về thế giới cực lạc, thân cận Phật A Di Đà, đây là nhân duyên đại sự đầu tiên, công đức thù thắng không gì sánh bằng. Kiếp này may mắn gặp được, đừng bỏ qua cơ hội, bỏ qua thật là đáng tiếc.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-497
Thời gian từ: 01h39:55:26 - 01h46:22:10
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
“Đạm an”, đạm là đạm bạc, an là yên tĩnh. Người tu đạo nhất định phải khế nhập cảnh giới này. Đạm bạc, mới có thế tuỳ duyên, hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức, tuỳ duyên tiêu nghiệp cũ, không nên tạo sai lầm mới. Chỉ có tiêu nghiệp, không tái tạo nghiệp, thì nghiệp của quý vị mới xoá hết sạch sẽ. Quý vị đang tiêu nghiệp, đồng thời lại đang tạo nghiệp, thì nghiệp của quý vị vĩnh viễn xoá không sạch. Do đó hai chữ “đạm an” này là vô cùng quan trọng, phải đạm bạc, phải yên tĩnh. “Thuỷ lưu bình mãn chi mạo”, nước chảy rất phẳng lặng, thì cũng đầy rồi, đây là dạng của đạm an. Văn Tuyển Tống Ngọc Phú nói: “Hối đạm đạm nhi tính nhập”. Đây có nghĩa là “ thuỷ ba tương kế, tương tự tương kế, thử dụ tâm ly đoạn thường, bình mãn dụ bình đẳng viên mãn”. Những thứ này đều là tự nhiên, vốn là như vậy. Tâm ly đoạn thường chính là ý nghĩ không còn nữa. Đoạn thường là đối lập. Chân tâm là thường, thường trú, nó vĩnh viễn bất sanh bất diệt, mọi hiện tượng đều đoạn diệt. Tướng là đoạn diệt, tác dụng là đoạn diệt, thể là thường trú. Đây là chân tướng sự thật, liệu có cần bỏ vào trong tâm? Không cần. Bỏ vào trong tâm, tâm của quý vị sẽ biến thành A lại ya, chính là vọng tâm. Không bỏ vào trong tâm, quý vị không có vọng tâm. Không có vọng tâm là ai? Pháp thân Bồ Tát. 41 vị pháp thân đại sĩ trong kinh Hoa Nghiêm, với Diệu Giác Như lai, họ đều không có vọng tâm, họ dùng chân tâm. Chân tâm ly niệm, không có ý nghĩ, quý vị làm sao còn có thể có cái thường niệm, đoạn niệm? Cái ý nghĩ này không có nữa, không có nữa mới là bình đẳng viên mãn. Bình mãn là so với bình đẳng viên mãn, trí tuệ bình đẳng viên mãn, đức năng bình đẳng viên mãn, tướng hảo bình đẳng viên mãn, không có cái nào không bình đẳng viên mãn. Trong thế giới cực lạc, Phật A Di Đà dùng hoằng nguyện của bản thân, tu trì công đức, đem tướng bình đẳng viên mãn bộc lộ ra ngoài, để cúng dường những chúng sanh vãng sanh về thế giới cực lạc. Ngài làm đại thí chủ, ngài cúng dường biết bao nhiêu người, công đức này quá to lớn. Chư Phật Như Lai đều không cách nào so sánh kịp. Tâm chân thành, hoàn toàn là chân tâm. Vì những chúng sanh này mà giảng kinh thuyết pháp, để cho họ khế nhập vào cảnh giới Phật cứu cánh viên mãn. Thế xuất thế gian giảng đến ân đức, Phật A Di Đà là cứu cánh viên mãn,không ai có thể so với ngài. Chúng ta phát tâm vãng sanh về thế giới cực lạc, thân cận Phật A Di Đà, đây là nhân duyên đại sự đầu tiên, công đức thù thắng không gì sánh bằng. Kiếp này may mắn gặp được, đừng bỏ qua cơ hội, bỏ qua thật là đáng tiếc.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments