TĐ:218 - Phật Pháp coi trọng Hành và Chứng
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 118
Thời gian từ: 00h49m41s15 - 00h55m24s04
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Phật pháp chú trọng hành - chứng, tín - giải, đó là phương tiện. Công phu đắc lực do hành. Có hành và có chứng thì mới thật sự thọ dụng. Chẳng có hành, chẳng có chứng, chỉ dốc công đổ sức nơi tín giải, chưa đủ! Đó là gieo thiện căn trong Phật môn mà thôi! Thiện căn cũng cần thiết, vì người hành chứng trọn chẳng phải là thành tựu ngay trong một đời! Đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp tu hành thì mới có thể chứng đắc. Chúng ta thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đã vì chúng ta thị hiện, biểu diễn: Mười chín tuổi, rời khỏi gia đình đi ra ngoài tham học, ba mươi tuổi buông xuống vạn duyên, nhập Định dưới cội Bồ Đề, đêm nhìn sao Mai, giống như Duyên Giác, cũng chẳng có thầy, nhìn ngôi sao ấy mỗi ngày nhưng chẳng khai ngộ. Ngày hôm ấy bèn khai ngộ, có nhiệm mầu hay chăng? Hằng ngày nhìn thấy mà chẳng khai ngộ, ngày hôm ấy trông thấy bèn khai ngộ là vì ngày ấy khác hẳn, tình tự khác nhau, cảnh quan bên ngoài của ngày hôm ấy được Phật lực gia trì, linh tánh dẫn dắt, hoát nhiên đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, có phải là ngẫu nhiên hay chăng? Là biểu diễn. Trên thực tế thì sao? Trong kinh Phạm Võng, đức Phật đã nói thật: Ngài giáng thế lần này là thị hiện thành Phật lần thứ tám ngàn. Ngài đã sớm thành Phật, quý vị nói xem công phu hành chứng của Ngài sâu cỡ nào? Chúng ta là kẻ sơ học, làm sao có thể đạt đến cảnh giới ấy? Lục Tổ Huệ Năng đại sư đã thị hiện: Hai mươi bốn tuổi đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, cảnh giới của Ngài hoàn toàn bình đẳng với Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng hai, chẳng khác. Thuở ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật [quán sát căn cơ của chúng sanh, thấy] nên dùng thân Phật để độ, Ngài bèn hiện thân Phật. Huệ Năng đại sư ở Trung Quốc, hoàn cảnh của Trung Quốc thuở đó đã chẳng thích hợp thị hiện thân Phật, nên Ngài thị hiện thân tỳ-kheo, dùng thân tỳ-kheo để xuất hiện, nhưng cảnh giới bình đẳng, chẳng khác nhau. Điều này nói rõ: Dẫu trong một đời này, chúng ta chẳng thể khế nhập cảnh giới này, chúng ta ngừng ở nơi tín giải, cũng có thể nói là tích lũy tín giải trong một thời gian rất lâu rồi mới có chân hành. Hiện thời, chúng ta đều chẳng phải là chân hành. Vì sao? Xen tạp vọng tưởng, tạp niệm, tự tư tự lợi, tiếng tăm, lợi dưỡng, ít nhiều gì thì trong ấy cũng xen tạp, chẳng thuần! Muốn đạt tới không xen tạp, trong kinh Đại Thừa, Phật, Bồ Tát thường dạy chúng ta, mà [pháp môn] Niệm Phật cũng dạy chúng ta. Ngài Đại Thế Chí dạy chúng ta “tịnh niệm tiếp nối”. Tịnh niệm là gì? Chúng ta niệm Phật mà hoài nghi thế giới Cực Lạc thì ý niệm chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật còn xen tạp, vẫn thường nghĩ đến chính mình, niệm ấy chẳng thanh tịnh. Niệm thanh tịnh, chẳng có hoài nghi, chẳng xen tạp, trong tâm đúng là một câu Phật hiệu bèn hữu dụng!
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 118
Thời gian từ: 00h49m41s15 - 00h55m24s04
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Phật pháp chú trọng hành - chứng, tín - giải, đó là phương tiện. Công phu đắc lực do hành. Có hành và có chứng thì mới thật sự thọ dụng. Chẳng có hành, chẳng có chứng, chỉ dốc công đổ sức nơi tín giải, chưa đủ! Đó là gieo thiện căn trong Phật môn mà thôi! Thiện căn cũng cần thiết, vì người hành chứng trọn chẳng phải là thành tựu ngay trong một đời! Đời đời kiếp kiếp, vô lượng kiếp tu hành thì mới có thể chứng đắc. Chúng ta thấy Thích Ca Mâu Ni Phật đã vì chúng ta thị hiện, biểu diễn: Mười chín tuổi, rời khỏi gia đình đi ra ngoài tham học, ba mươi tuổi buông xuống vạn duyên, nhập Định dưới cội Bồ Đề, đêm nhìn sao Mai, giống như Duyên Giác, cũng chẳng có thầy, nhìn ngôi sao ấy mỗi ngày nhưng chẳng khai ngộ. Ngày hôm ấy bèn khai ngộ, có nhiệm mầu hay chăng? Hằng ngày nhìn thấy mà chẳng khai ngộ, ngày hôm ấy trông thấy bèn khai ngộ là vì ngày ấy khác hẳn, tình tự khác nhau, cảnh quan bên ngoài của ngày hôm ấy được Phật lực gia trì, linh tánh dẫn dắt, hoát nhiên đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, có phải là ngẫu nhiên hay chăng? Là biểu diễn. Trên thực tế thì sao? Trong kinh Phạm Võng, đức Phật đã nói thật: Ngài giáng thế lần này là thị hiện thành Phật lần thứ tám ngàn. Ngài đã sớm thành Phật, quý vị nói xem công phu hành chứng của Ngài sâu cỡ nào? Chúng ta là kẻ sơ học, làm sao có thể đạt đến cảnh giới ấy? Lục Tổ Huệ Năng đại sư đã thị hiện: Hai mươi bốn tuổi đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, cảnh giới của Ngài hoàn toàn bình đẳng với Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng hai, chẳng khác. Thuở ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật [quán sát căn cơ của chúng sanh, thấy] nên dùng thân Phật để độ, Ngài bèn hiện thân Phật. Huệ Năng đại sư ở Trung Quốc, hoàn cảnh của Trung Quốc thuở đó đã chẳng thích hợp thị hiện thân Phật, nên Ngài thị hiện thân tỳ-kheo, dùng thân tỳ-kheo để xuất hiện, nhưng cảnh giới bình đẳng, chẳng khác nhau. Điều này nói rõ: Dẫu trong một đời này, chúng ta chẳng thể khế nhập cảnh giới này, chúng ta ngừng ở nơi tín giải, cũng có thể nói là tích lũy tín giải trong một thời gian rất lâu rồi mới có chân hành. Hiện thời, chúng ta đều chẳng phải là chân hành. Vì sao? Xen tạp vọng tưởng, tạp niệm, tự tư tự lợi, tiếng tăm, lợi dưỡng, ít nhiều gì thì trong ấy cũng xen tạp, chẳng thuần! Muốn đạt tới không xen tạp, trong kinh Đại Thừa, Phật, Bồ Tát thường dạy chúng ta, mà [pháp môn] Niệm Phật cũng dạy chúng ta. Ngài Đại Thế Chí dạy chúng ta “tịnh niệm tiếp nối”. Tịnh niệm là gì? Chúng ta niệm Phật mà hoài nghi thế giới Cực Lạc thì ý niệm chẳng thanh tịnh. Chúng ta niệm Phật còn xen tạp, vẫn thường nghĩ đến chính mình, niệm ấy chẳng thanh tịnh. Niệm thanh tịnh, chẳng có hoài nghi, chẳng xen tạp, trong tâm đúng là một câu Phật hiệu bèn hữu dụng!
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments