TĐ:1234,1-Bốn loại từ bi

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
95 Views
TĐ:1234,1-Bốn loại từ bi
Danh sách phát:1201~1400]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpp9swy_I652Im566UwYf8W&disable_polymer=true
Danh sách phát:[1101~1200]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfp0WjymxNFeWjwdNciJE82Q
Danh sách phát:[0901~1100]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfohGn_RqLUYnDQe2hA6E4WF
Danh sách phát:[701~900]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfongExBnVdOZiXlp4wqLxKY
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Danh sách phát:[001~300] https://www.youtube.com/watch?v=w315v8vovDU&list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 093
Thời gian từ: 01h06m19:07 – 01h12m27:29
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://adblockplus.org {Có thể chặn quảng cáo video - ngay cả trên Facebook và YouTube}

Từ bi và trí huệ có mối liên quan, thân tâm chẳng an sẽ sanh phiền não, trong phiền não lấy đâu ra từ bi? Có lúc trong phiền não cũng có từ bi, đó là hai thứ trước trong bốn loại từ bi như kinh Phật đã dạy, phàm phu có hai thứ ấy. Loại thứ nhất là Ái Duyên Từ Bi, nói chung là đối với thân bằng hảo hữu của chính mình, ta yêu mến họ, họ có quan hệ với ta, ta bèn giúp đỡ, yêu thương, chăm sóc họ. Nhưng nếu chẳng phải là thân bằng hảo hữu, tâm ấy chẳng thể sanh khởi. Đó là Ái Duyên Từ Bi. Người đọc sách có đức hạnh, có học vấn, tâm lượng mở rộng, đấy cũng là như Đệ Tử Quy nói, người ấy đã đạt tới mức “hễ là người, đều phải yêu thương”, đạt đến cảnh giới ấy, trong Phật pháp gọi [cảnh giới ấy] là Chúng Sanh Duyên Từ Bi, mở rộng lòng yêu thương của chính mình, có thể từ bi đối với hết thảy chúng sanh, điều này rất khó có. Tại Trung Quốc, chúng ta gọi người như vậy là thánh hiền, đại thánh, đại hiền, tâm từ bi của họ thấu đến hết thảy chúng sanh là những người chẳng có mảy may quan hệ với họ. Điều thứ ba thuộc về Bồ Tát trong Phật môn, tức là Pháp Duyên Từ Bi. Ngài chưa phải là Phật, đang học Phật. Phật dạy vạn sự vạn vật trong khắp pháp giới hư không giới và ta là một Thể, Ngài học tập, Ngài cũng giống như Phật mở rộng tâm từ bi của chính mình đến rộng khắp hết thảy chúng sanh trong pháp giới. Ngài chưa đoạn khởi tâm động niệm, chẳng còn phân biệt, chấp trước, nhưng vẫn còn khởi tâm động niệm. Đến cuối cùng là Vô Duyên Từ Bi, lòng từ bi này là của Phật. Ở đây nói tới Vô Duyên Từ Bi thì Vô Duyên là không có điều kiện. Hiện thời, có thể dùng hai chữ “điều kiện” để giải thích chữ Duyên, [vô duyên] là vô điều kiện. Vì sao vô điều kiện? [Ta và chúng sanh có cùng] một Thể, [đã là] một Thể, há có điều kiện? Do vậy, Phật là vô duyên đại từ đại bi, Bồ Tát là pháp duyên, thánh hiền là chúng sanh duyên, các phàm phu chỉ có ái duyên. Vì thế, người đạt đến địa vị thánh hiền có tâm từ bi, lòng yêu thương mở rộng, đúng là “phàm là người, đều nên yêu thương”. Thấy người tuổi tác chẳng khác cha mẹ ta cho lắm, bèn lễ kính người ấy chẳng khác cha mẹ của chính mình. Thấy kẻ tuổi nhỏ bằng cỡ con cái mình, bèn chăm nom kẻ ấy hệt như con cái của chính mình. Đó là thánh hiền thế gian. Sự tu học trong Phật pháp chẳng có gì khác, cứ từng bước tiến cao hơn, quyết định chẳng có tâm thái bức não!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment