TĐ: 314-Mỗi niệm mỗi niệm là Phật , mỗi tiếng mỗi tiếng thanh tịnh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
185 Views
TĐ: 314-Mỗi niệm mỗi niệm là Phật , mỗi tiếng mỗi tiếng thanh tịnh
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 173
Thời gian từ: 00h15:18:00 - 00h22:36:18
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Ngày nay chúng ta quen gọi, ngôn từ thường nói, trí tuệ của thế gian chúng ta gọi là tri thức. Đạt được thông qua giới định tuệ đó là trí tuệ, không thông qua giới định tuệ toàn là tri thức, tuyệt đối không phải trí tuệ, điều này cần phải biết. Cũng chính là nói, trí tuệ của A la hán từ đâu mà có? Từ tâm thanh tịnh_Năm chữ ở sau đề kinh này. Trí tuệ của A la hán là tâm thanh tịnh, cũng nghĩa là nói được tâm thanh tịnh tức chứng A la hán quả, lục đạo không còn. Trí tuệ của Bồ Tát là từ tâm bình đẳng, bình đẳng cao hơn thanh tịnh, phân biệt không còn. Phật càng cao hơn Bồ Tát, Phật là giác, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Quý vị xem thanh tịnh bình đẳng giác, Thanh văn, Bồ Tát, Phật. Trên đề kinh nói với chúng ta, chúng ta dùng phương pháp gì để hoàn thành? Một câu Phật hiệu. Quý vị biết niệm, tâm thanh tịnh hiện tiền tức là biết niệm. Niệm Phật suốt đời, trong tâm vẫn còn vọng tưởng phân biệt chấp trước, như vậy là hoàn toàn không có công phu, không ra khỏi luân hồi lục đạo. Họ không phải uổng công niệm, làm nhân thiện cho đời sau kiếp sau. Đời này họ thi không đạt tiêu chuẩn, đời sau kiếp sau gặp được nhân duyên tiếp tục tu, hiện tượng này bình thường, rất phổ biến.
Đại sư Huệ Năng đương thời có thể khai ngộ, có thể kiến tánh thành Phật. Chúng ta biết trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp không biết đã tu bao nhiêu kiếp, ngài mới có cảnh giới thù thắng như vậy xuất hiện. Công phu chúng ta tu trong đời quá khứ không bằng ngài, như vậy phải tinh tấn hơn. Tuy công phu chúng ta chưa được bao nhiêu, đời này gặp được pháp môn Tịnh Độ, đây là điều may mắn vô cùng. Vì sao vậy? Vì pháp môn Tịnh Độ có thể đới nghiệp vãng sanh, nghĩa là có thể mang theo vọng tưởng phân biệt chấp trước. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất kỳ pháp môn nào đều không cho đới nghiệp, phải đoạn trừ hết nghiệp chướng, cảnh giới mới được nâng lên. Duy nhất pháp môn này không cần đoạn phiền não, nó cần điều gì? Cần chế phục phiền não, còn phiền não, nhưng không khởi tác dụng là được. Dùng phương pháp gì chế phục? Một câu Phật hiệu. Cổ nhân nói: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Vọng niệm khởi lên, bất luận là niệm thiện hay niệm ác. Chỉ cần ý niệm khởi lên, đây là niệm khởi, chư vị nên biết thiện niệm sinh vào ba đường ác, ác niệm sinh vào ba đường ác. Chỉ cần ý niệm khởi lên chính là luân hồi lục đạo, nghiệp đó khởi lên nó đang trôi nỗi. Dùng một câu A Di Đà Phật thay đổi nó, thay thế nó, niệm niệm đều là Phật A Di Đà. Phật A Di Đà không liên quan đến ba đường lành, cũng không liên quan đến ba đường ác. Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc là niệm niệm tương ưng, đạo lý là như vậy! Chúng ta phải hiểu, tuyệt đối không được bỏ lở. Chỉ cần nắm bắt thật chặt danh hiệu Phật A Di Đà, không có ai không vãng sanh. Bất kỳ ngành nghề nào ở thế gian này đều không liên quan, đều có thể làm. Chỉ cần khởi tâm động niệm đều là A Di Đà Phật, như vậy sẽ thành công, đó là người niệm Phật chơn chánh...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment