TẬP 34, Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
TẬP 34, Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri, Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Tịnh Không
Danh Sách Phát Trọn Bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký: http://bit.ly/KinhDiaTangBoTatBonNguyen
kinh Bát Nhã nói đến Bát Nhã Vô Tri, Vô Tri là Căn Bản Trí, tại sao nói trí đó Vô Tri? Nó không khởi tác dụng, chẳng có tác dụng. Chẳng khởi tác dụng thì tại sao gọi đó là Căn Bản Trí? Vô Tri chính là Căn Bản Trí, Vô Tri chẳng có nghĩa là không có trí huệ, nếu thấy trong kinh nói Bát Nhã Vô Tri rồi cho rằng đó là hoàn toàn không có trí huệ thì bạn đã hiểu sai rồi. Vô Tri nghĩa là thật sự có trí huệ, trí huệ chẳng khởi tác dụng, là có ý nghĩa như vậy. Người đó đối với vạn sự vạn pháp Tánh, Tướng, Lý, Sự, Nhân, Quả chẳng có gì là không rõ ràng, chẳng có gì là không hiểu rõ, nhưng cảnh giới của họ là ‘như như chẳng động’, chúng ta thường gọi là không dấy khởi tâm niệm, không phân biệt, không chấp trước, trong trạng thái như vậy thì gọi là Vô Tri. Lúc họ khởi tác dụng, khởi tác dụng gì? Giáo hóa chúng sanh, giải đáp câu hỏi của chúng sanh, đến lúc đó mới tỏ rõ vô sở bất tri (chẳng có gì là không biết), cho nên vô sở bất tri gọi là Quyền Trí, trong Phật pháp thường gọi là thiện xảo phương tiện. Thiện xảo phương tiện thuộc về sự ứng dụng của trí huệ, lúc ứng dụng thì chẳng có gì là không biết, do đó vô sở bất tri chính là biểu hiện của Vô Tri, chúng ta phải hiểu rõ hai câu này trong kinh Bát Nhã, tuyệt đối không thể hiểu lầm. Cho nên Vô Tri là tự thọ dụng[2], Vô Sở Bất Tri là tha thọ dụng (sự thọ dụng của kẻ khác).


#PhápÂmHD #DiệuÂm #DiệuPhápÂm
, Pháp Âm HD, DiệuÂm, Diệu Pháp Âm
Xem trên Tivi, điện thoại, máy tính… tìm Kênh Youtube: Nam Mô A Mi Đà Phật
Xin mời Quý vị Phật Tử bấm ĐĂNG KÝ KÊNH và nhấn vào nút chuông để nhận được thông báo video mới nhất .
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment