Tác hại khôn lường từ món Chay Giả Mặn không rõ nguồn gốc

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
77 Views
https://www.youtube.com/watch?v=iULt6uex4XE

Trong dinh dưỡng ẩm thực, trong này tôi ngộ được một ít, từng thỉnh giáo với thầy. Tôi đưa ra nhận xét, cũng là một suy nghĩ: Năng lượng của thân thể chúng ta, năng lượng tiêu hao tôi cảm thấy, khoảng 90% trở lên, ít nhất là 90% đến 95%, tiêu hao vào trong vọng niệm. Chánh niệm tiêu hao không nhiều, lao lực tiêu hao cũng không nhiều. Vì sao vậy? Tôi từ thầy Lý nhận thức được điều này. Lượng công việc của thầy Lý, khoảng bằng lượng công việc của năm người bình thường như chúng ta. Muốn gặp thầy, nhất định phải hẹn trước một tuần, mới có thời gian dành cho quý vị. Nếu đột xuất đến tìm, thầy không có thời gian, thời gian của thầy đều sắp xếp rất sát sao. Mỗi ngày từ sáng đến tối đều sắp kín công việc, công việc hầu như sắp kín đến 9 giờ tối. Buổi tối có một lớp học. Người bận rộn như vậy, nhưng lại sống vô cùng đơn giản. Quý vị xem động tác_lúc tôi ra đi thầy đã 80 tuổi, năm tôi theo thầy học thầy 70 tuổi, lúc tôi ra đi thầy 80 tuổi. 80 tuổi nhưng quý vị thấy thầy giống như người năm sáu mươi tuổi vậy, động tác vô cùng nhanh nhẹn. Sau đó tôi ở nước ngoài thời gian dài, thầy 97 tuổi ra đi. Tôi dự đoán, thầy ít nhất cũng phải sống đến một trăm hai ba mươi tuổi. Nguyên nhân gì khiến thầy ra đi? Trúng độc thực vật. Thầy là bác sĩ, cũng là hư hỏng ở bác sĩ. Bác sĩ liều mạng, sau khi ăn vào thực phẩm không được an toàn, thầy dùng thuốc giải. Là các vị đồng học, chúng tôi đều quen biết, nấu mì đưa đến mời thầy dùng. Thói quen của thầy, là luôn ăn trước mặt mọi người rồi trả bát lại cho quý vị, để quý vị sanh tâm hoan hỷ. Không ngờ rằng, bát mì thầy dùng chất chống ẩm rất nặng, chính là mua từng bó từng bó bên ngoài, quý vị xem có thể để rất lâu. Nếu không có chất chống ẩm, không thể để được lâu như thế. Khi ăn mùi vị không được bình thường, thông thường chúng ta không dám ăn, nhưng thầy vẫn ăn hết. Lần đầu tiên ăn xong, thầy trở về dùng thuốc giải, quả thật đã giải được độc, không sao. Hình như khoảng nữa năm sau, lại gặp phải một lần nữa, thầy cũng không quan tâm. Lần này trở về dùng thuốc giải thì đã muộn, độc đã lan ra, không chữa kịp, thầy bệnh liền hai tháng. Tôi đến thăm thầy, thăm mấy lần. Mỗi lần đến thăm, câu đầu tiên thầy nói với tôi: Ăn thức ăn phải cẩn thận, tuyệt đối đừng đến quán ăn ăn uống, ăn uống ở đó không an toàn. Bởi thế không thể không chú ý đến ẩm thực. Những thứ hết hạn, thứ đã thay đổi mùi vị, tuyệt đối không được ăn, đừng nói người học Phật phải tích phước. Quý vị tích phước, nhưng suốt đời bệnh hoạn, rất nhiều người phải chăm sóc cho quý vị, như vậy gọi là tích phước sao? Không phiền phức đến người khác gọi là tích phước, bởi thế phải biết coi trọng sức khỏe. Người học Phật không có một thân thể mạnh khỏe, điển hình này không tốt. Người ta thấy quý vị học Phật như vậy, còn ai dám học Phật? Nên phải đặc biệt chú ý đến ẩm thực.
Khi tôi học với thầy, từng tham gia không ít buổi tiệc, trong buổi tiệc tôi thường ngồi bên cạnh thầy. Thầy thấy món ăn nào không được bình thường, liền ra hiệu cho tôi đừng ăn. Đậu khuôn đã hư, mùi vị thay đổi. Ở những nơi này đối với giới luật phải biết cách tùy cơ ứng biến. Ví dụ ngũ tân, ngũ tân là: Hành, tỏi, ném, hẹ, còn có hành tây, năm loại này. Trong kinh Đức Phật dạy chúng ta, năm loại này không được ăn, đó là vào thời Đức Phật. Bây giờ ăn được chăng? Hiện nay phải ăn, vì sao vậy? Đây là giải độc, bây giờ có gì không có độc?
Trước đây chúng tôi ở thư viện Hoa Tạng, chúng tôi có duy nhất một đạo tràng nhỏ này. Quản trưởng họ Hàn dẫn dắt mọi người, quy định mỗi tuần nhất định phải ăn một lần hành tây, hành tây rất khó ăn, hành tây sống rất cay nồng. Nhưng bắt buộc mỗi người ít nhất, một tuần phải ăn một lát, vì sao vậy? Vì đây là phương pháp giải độc, tăng sức đề kháng cho chúng ta, nó rất có lợi đối với các bệnh cảm mạo thương hàn. Dùng nó như thuốc để trị bệnh, đây không gọi là phá giới. Trong Phật giáo gọi đây là khai, có khai duyên.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment