Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 125
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Ta có Tín, Nguyện, Hạnh, vì sao vẫn chẳng thể vãng sanh ? Còn có điều kiện kèm theo, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói rõ ràng: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà sanh về cõi ấy”. Chúng ta thiện căn ít ỏi, phước đức ít ỏi, chẳng đến đó được! Thiện căn và phước đức là gì? Thiện căn là có thể tin, có thể hiểu, đó là thiện căn. Phước đức là gì? Là có thể hành, có thể chứng. Nói cách khác, người thật sự khăng khăng một mực niệm A Di Đà Phật, người ấy có phước, đại phước báo! Kẻ bình phàm chúng ta không biết, tưởng phú quý trong thế gian này là phước báo, chẳng phải vậy! Quý vị có thể hưởng phú quý trong thế gian này bao nhiêu năm? Dẫu quý vị sống đến một trăm tuổi, cũng là một cái khảy ngón tay liền xong! Vì thế, chúng ta chớ nên không biết điều này. Phước đã hưởng hết, trong đời này quý vị có tiếp tục tu phước hay không? Nếu chẳng thật sự tu phước, đời sau phước báo kém đời này rất xa! Nếu trong khi hưởng phước lại tạo mầm tội, cũng rất dễ dàng đọa vào ba ác đạo, quý vị nói xem có đáng sợ lắm hay chăng? Người ấy niệm Phật vãng sanh, sanh về thế giới Cực Lạc bèn là vô lượng thọ, sanh về thế giới Cực Lạc làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, thấy hết thảy Phật, quý vị nói xem: Ai có phước? Có thể niệm Phật sanh về thế giới Cực Lạc là những bà già, ông lão, cũng chẳng biết chữ, nghèo túng. Người nghèo hèn, có thể nói là trong xã hội chẳng có tài sản gì, mà cũng chẳng có địa vị, đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, há có thể sánh bằng họ ư? Những điều này đều là sự thật chân chánh, Phật pháp chẳng nói những điều hư giả. Chẳng gặp được tức là chẳng có duyên phận, chẳng có cách nào hết!
Đối với ba điều kiện “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, quý vị thấy chúng ta có nhân duyên, vì chúng ta gặp gỡ pháp môn này, được làm thân người, gặp gỡ Phật pháp, gặp gỡ Đại Thừa, gặp Tịnh Độ, duyên đầy đủ. Có thể thành tựu hay không, tùy thuộc thiện căn và phước đức của chính mình. Ba điều kiện thảy đều đầy đủ, chẳng có ai không thành tựu. Thiện căn và phước đức tu trong đời quá khứ. Quá khứ đã có cái nhân, dẫu chúng ta thiện căn và phước đức chẳng đủ, nếu đời này duyên thù thắng, rất dễ dàng bổ túc, đó gọi là “bổ tập” (học tập bổ sung), đều có thể học tập bổ sung thiện căn và phước đức, duyên là nghe kinh, nghe pháp. Duyên ấy thật ra chẳng nhiều. Hiện thời, người giảng kinh giáo học ngày càng ít! Ngày một ít đi chẳng phải là không có nguyên nhân, do hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta tạo ra, chớ nên không biết điều này. Giáo dục trong xã hội hiện thời do ai phụ trách, nắm giữ? Chúng ta phải biết giáo dục trong xã hội hiện đại do các phương tiện truyền thông, TV, và Internet thao túng. Quý vị thấy trong xã hội hiện thời, có ai không xem TV, người nào chẳng lướt Internet? Nội dung trong Internet là gì? Bạo lực, tình dục, giết, trộm, dâm, dối, dạy những chuyện ấy, dạy đến nỗi mỗi người đều mê hoặc, điên đảo, tâm bộp chộp, hời hợt. Do vậy, giáo dục của thánh hiền chẳng thể dính dáng, Phật, Bồ Tát đến dạy đều chẳng có cách nào dạy vì người ta chẳng thể tiếp nhận! Họ phiền não quá nặng, tham, sân, si, mạn, năm món phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, hoài nghi những thứ của cổ thánh tiên hiền, chẳng có tâm thành kính. Ấn Quang đại sư đã nói rất hay, đối với giáo huấn của thánh hiền khẳng định là “một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Chẳng có tâm thành kính, Phật, Bồ Tát đến dạy quý vị cũng chẳng đạt được lợi ích.
Chúng ta biết: Điều phổ biến là người hiện thời chẳng có tâm tôn trọng sự giáo dục của thánh hiền, chẳng để vào mắt, nên thánh giáo suy vi, mà Phật giáo cũng suy vi! Đúng là rất ít người trong đời quá khứ có thiện căn sâu dầy, có nguyện lực, nương theo nguyện trở lại, phát nguyện đến thế gian này để truyền thừa thánh giáo. Quý vị thấy những người ít ỏi ấy gặp nhiều nỗi gian nan! Nếu chúng ta có thể nhìn thấu suốt chân tướng sự thật, liễu giải các thứ nhân duyên, chúng ta mới biết quý tiếc cơ duyên này, rất khó có! Chúng ta chẳng gặp một vị thầy tốt chỉ dạy, làm sao biết trong sách cổ có lắm thứ tốt đẹp ngần ấy? Nay mọi người coi sách cổ như giấy lộn đáng thiêu sạch, ngỡ những thứ ấy cũ kỹ, lỗi thời, chẳng cần đến nữa, chẳng biết bảo vật ở trong ấy. Phật pháp được gọi là Pháp Bảo trong Tam Bảo, dùng danh từ này, hy vọng thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị phải coi trọng, chớ nên khinh dễ, bỏ luống qua! Đó là cổ nhân dụng tâm khổ sở, người đời sau nếu có thể hiểu thấu, hãy nghiêm túc phát nguyện khéo học tập, thành tựu chính mình, mà cũng giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài, lợi lạc chúng sanh hữu tình, hữu duyên. Đã thật sự giác ngộ, phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ thế hệ sau thành tựu, đạt được một hai điều đều là thứ quý báu, tức là Bảo trong Tam Bảo, đó cũng là chúng ta gieo phước, duyên phận vô lượng vô biên phước đức. Tích lũy đại đức, gieo đại phước, thật sự nhận thức, thật sự hiểu rõ, đã giác ngộ!
Tập 125
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Ta có Tín, Nguyện, Hạnh, vì sao vẫn chẳng thể vãng sanh ? Còn có điều kiện kèm theo, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói rõ ràng: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên, mà sanh về cõi ấy”. Chúng ta thiện căn ít ỏi, phước đức ít ỏi, chẳng đến đó được! Thiện căn và phước đức là gì? Thiện căn là có thể tin, có thể hiểu, đó là thiện căn. Phước đức là gì? Là có thể hành, có thể chứng. Nói cách khác, người thật sự khăng khăng một mực niệm A Di Đà Phật, người ấy có phước, đại phước báo! Kẻ bình phàm chúng ta không biết, tưởng phú quý trong thế gian này là phước báo, chẳng phải vậy! Quý vị có thể hưởng phú quý trong thế gian này bao nhiêu năm? Dẫu quý vị sống đến một trăm tuổi, cũng là một cái khảy ngón tay liền xong! Vì thế, chúng ta chớ nên không biết điều này. Phước đã hưởng hết, trong đời này quý vị có tiếp tục tu phước hay không? Nếu chẳng thật sự tu phước, đời sau phước báo kém đời này rất xa! Nếu trong khi hưởng phước lại tạo mầm tội, cũng rất dễ dàng đọa vào ba ác đạo, quý vị nói xem có đáng sợ lắm hay chăng? Người ấy niệm Phật vãng sanh, sanh về thế giới Cực Lạc bèn là vô lượng thọ, sanh về thế giới Cực Lạc làm A Duy Việt Trí Bồ Tát, thấy hết thảy Phật, quý vị nói xem: Ai có phước? Có thể niệm Phật sanh về thế giới Cực Lạc là những bà già, ông lão, cũng chẳng biết chữ, nghèo túng. Người nghèo hèn, có thể nói là trong xã hội chẳng có tài sản gì, mà cũng chẳng có địa vị, đến thế giới Cực Lạc để làm Phật, há có thể sánh bằng họ ư? Những điều này đều là sự thật chân chánh, Phật pháp chẳng nói những điều hư giả. Chẳng gặp được tức là chẳng có duyên phận, chẳng có cách nào hết!
Đối với ba điều kiện “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, quý vị thấy chúng ta có nhân duyên, vì chúng ta gặp gỡ pháp môn này, được làm thân người, gặp gỡ Phật pháp, gặp gỡ Đại Thừa, gặp Tịnh Độ, duyên đầy đủ. Có thể thành tựu hay không, tùy thuộc thiện căn và phước đức của chính mình. Ba điều kiện thảy đều đầy đủ, chẳng có ai không thành tựu. Thiện căn và phước đức tu trong đời quá khứ. Quá khứ đã có cái nhân, dẫu chúng ta thiện căn và phước đức chẳng đủ, nếu đời này duyên thù thắng, rất dễ dàng bổ túc, đó gọi là “bổ tập” (học tập bổ sung), đều có thể học tập bổ sung thiện căn và phước đức, duyên là nghe kinh, nghe pháp. Duyên ấy thật ra chẳng nhiều. Hiện thời, người giảng kinh giáo học ngày càng ít! Ngày một ít đi chẳng phải là không có nguyên nhân, do hoàn cảnh sống hiện tại của chúng ta tạo ra, chớ nên không biết điều này. Giáo dục trong xã hội hiện thời do ai phụ trách, nắm giữ? Chúng ta phải biết giáo dục trong xã hội hiện đại do các phương tiện truyền thông, TV, và Internet thao túng. Quý vị thấy trong xã hội hiện thời, có ai không xem TV, người nào chẳng lướt Internet? Nội dung trong Internet là gì? Bạo lực, tình dục, giết, trộm, dâm, dối, dạy những chuyện ấy, dạy đến nỗi mỗi người đều mê hoặc, điên đảo, tâm bộp chộp, hời hợt. Do vậy, giáo dục của thánh hiền chẳng thể dính dáng, Phật, Bồ Tát đến dạy đều chẳng có cách nào dạy vì người ta chẳng thể tiếp nhận! Họ phiền não quá nặng, tham, sân, si, mạn, năm món phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, hoài nghi những thứ của cổ thánh tiên hiền, chẳng có tâm thành kính. Ấn Quang đại sư đã nói rất hay, đối với giáo huấn của thánh hiền khẳng định là “một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Chẳng có tâm thành kính, Phật, Bồ Tát đến dạy quý vị cũng chẳng đạt được lợi ích.
Chúng ta biết: Điều phổ biến là người hiện thời chẳng có tâm tôn trọng sự giáo dục của thánh hiền, chẳng để vào mắt, nên thánh giáo suy vi, mà Phật giáo cũng suy vi! Đúng là rất ít người trong đời quá khứ có thiện căn sâu dầy, có nguyện lực, nương theo nguyện trở lại, phát nguyện đến thế gian này để truyền thừa thánh giáo. Quý vị thấy những người ít ỏi ấy gặp nhiều nỗi gian nan! Nếu chúng ta có thể nhìn thấu suốt chân tướng sự thật, liễu giải các thứ nhân duyên, chúng ta mới biết quý tiếc cơ duyên này, rất khó có! Chúng ta chẳng gặp một vị thầy tốt chỉ dạy, làm sao biết trong sách cổ có lắm thứ tốt đẹp ngần ấy? Nay mọi người coi sách cổ như giấy lộn đáng thiêu sạch, ngỡ những thứ ấy cũ kỹ, lỗi thời, chẳng cần đến nữa, chẳng biết bảo vật ở trong ấy. Phật pháp được gọi là Pháp Bảo trong Tam Bảo, dùng danh từ này, hy vọng thời thời khắc khắc nhắc nhở quý vị phải coi trọng, chớ nên khinh dễ, bỏ luống qua! Đó là cổ nhân dụng tâm khổ sở, người đời sau nếu có thể hiểu thấu, hãy nghiêm túc phát nguyện khéo học tập, thành tựu chính mình, mà cũng giúp cho chánh pháp tồn tại lâu dài, lợi lạc chúng sanh hữu tình, hữu duyên. Đã thật sự giác ngộ, phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ thế hệ sau thành tựu, đạt được một hai điều đều là thứ quý báu, tức là Bảo trong Tam Bảo, đó cũng là chúng ta gieo phước, duyên phận vô lượng vô biên phước đức. Tích lũy đại đức, gieo đại phước, thật sự nhận thức, thật sự hiểu rõ, đã giác ngộ!
- Category
- Giảng Pháp
Comments