http://hoclamnguoi.edu.vn/project-post/chia-se-thai-thuong-cam-ung-thien-tap-17-thay-thai-le-huc/
Những điềm báo tai họa nói trên, nếu như ta vẫn không cảnh giác, vẫn không sửa lỗi thì thọ mạng có thể sẽ không còn. Cho nên chúng ta thấy chữ “tử” này thì phải rất cảnh giác, đường đến suối vàng không phân già trẻ, tổn hết phước báo là xong, thọ mạng đã đến phút cuối. Đức Phật đã từng hỏi đệ tử, sanh mạng dài bao nhiêu? Đệ tử thứ nhất nói, trong vòng mấy ngày; đệ tử thứ hai nói, trong vòng một bữa ăn. Đức Phật đều lắc đầu. Đệ tử thứ ba nói, trong vòng hơi thở. Đức Phật mới gật đầu. Thật ra mạng sống con người, một hơi thở không tới nữa thì liền mất mạng. Giống như tôi đã nói với mọi người là tôi ngủ gật trên đường cao tốc, nếu như không có Phật Bồ-tát gia hộ thì có thể đã đi báo danh bên chỗ vua Diêm Vương rồi, điều đó không cần biết quý vị bao nhiêu tuổi. Có một cụ già đã qua đời, đến chỗ vua Diêm Vương kháng nghị, tại sao ngài không báo trước cho tôi một chút? Vua Diêm Vương nói, ta đã báo trước cho ngươi rất nhiều lần rồi, ví dụ như răng của ngươi cứ bị rụng, ví dụ tóc ngươi cứ bị bạc, đều là ta đang báo cho ngươi đấy. Tiếp theo đó là một người thanh niên, răng tôi còn chưa rụng, tóc tôi cũng chưa bạc, vậy vua Diêm Vương ngài không thông báo cho tôi. Vua Diêm Vương nói, một gia đình phía bên Đông nhà ngươi chẳng phải có người ba bốn chục tuổi đã chết rồi sao? Hàng xóm bên Tây nhà ngươi chẳng phải hai mươi mấy tuổi đã chết rồi sao? Ngươi cũng đã từng gặp mấy em bé vừa sanh ra đã chết rồi, sao ta lại chưa thông báo cho ngươi?
Cho nên “nhớ đến vô thường, xin đừng phóng dật”, không thể nào giải đãi thêm nữa. Hành thiện không thể đợi, làm việc hiếu không thể đợi. Chúng ta xem thấy chữ “tử” này thì phải cảnh giác điều gì? Sư phụ thường nói, chết rồi là nguy hiểm lắm. Người thế gian nói chết là xong hết mọi việc. Điều đó là tuyệt đối sai lầm. Sau khi chết rồi thì theo nghiệp lưu chuyển, vậy thì chúng ta phải rất cảnh giác, chúng ta sẽ đi về cõi nào? Nghĩ thử coi, mỗi ngày ác niệm nhiều hay thiện niệm nhiều? Ác niệm nhiều thì đọa ba đường ác. Sư phụ thường nhắc nhở chúng ta, ba đường thiện là tham quan du lịch, ba đường ác là quê hương. Hễ không cẩn thận liền trở về quê hương, liền bị đọa lạc. Đây là một vấn đề rất nghiêm túc, mỗi ngày thiện niệm nhiều hay ác niệm nhiều?
Hôm qua nói với mọi người một câu kệ của thầy giáo Lý Bỉnh Nam, chúng ta phải tiếp thu, phải làm cho tốt. “Vọng niệm vừa khởi niệm liền mười câu Phật, vọng niệm chẳng nhiều bằng câu Phật. Nếu không sát-na khởi vọng niệm, sao được Phật hiệu như thoi đưa?”. Chỉ cần khởi một vọng niệm thì liền cảnh giác bằng cách niệm 10 tiếng Phật hiệu. Mỗi một vọng niệm vừa khởi, liền mau niệm tiếp 10 tiếng thì đảm bảo Phật hiệu nhiều hơn vọng niệm, đây là phương pháp tốt. Chư vị đồng tu bây giờ rất hiếm có, nghe được phương pháp tốt liền làm theo, đây gọi là “kiến thiện như bất cập”, nghe được đạo lý hay, chỉ sợ không mau chóng làm theo được.
Những điềm báo tai họa nói trên, nếu như ta vẫn không cảnh giác, vẫn không sửa lỗi thì thọ mạng có thể sẽ không còn. Cho nên chúng ta thấy chữ “tử” này thì phải rất cảnh giác, đường đến suối vàng không phân già trẻ, tổn hết phước báo là xong, thọ mạng đã đến phút cuối. Đức Phật đã từng hỏi đệ tử, sanh mạng dài bao nhiêu? Đệ tử thứ nhất nói, trong vòng mấy ngày; đệ tử thứ hai nói, trong vòng một bữa ăn. Đức Phật đều lắc đầu. Đệ tử thứ ba nói, trong vòng hơi thở. Đức Phật mới gật đầu. Thật ra mạng sống con người, một hơi thở không tới nữa thì liền mất mạng. Giống như tôi đã nói với mọi người là tôi ngủ gật trên đường cao tốc, nếu như không có Phật Bồ-tát gia hộ thì có thể đã đi báo danh bên chỗ vua Diêm Vương rồi, điều đó không cần biết quý vị bao nhiêu tuổi. Có một cụ già đã qua đời, đến chỗ vua Diêm Vương kháng nghị, tại sao ngài không báo trước cho tôi một chút? Vua Diêm Vương nói, ta đã báo trước cho ngươi rất nhiều lần rồi, ví dụ như răng của ngươi cứ bị rụng, ví dụ tóc ngươi cứ bị bạc, đều là ta đang báo cho ngươi đấy. Tiếp theo đó là một người thanh niên, răng tôi còn chưa rụng, tóc tôi cũng chưa bạc, vậy vua Diêm Vương ngài không thông báo cho tôi. Vua Diêm Vương nói, một gia đình phía bên Đông nhà ngươi chẳng phải có người ba bốn chục tuổi đã chết rồi sao? Hàng xóm bên Tây nhà ngươi chẳng phải hai mươi mấy tuổi đã chết rồi sao? Ngươi cũng đã từng gặp mấy em bé vừa sanh ra đã chết rồi, sao ta lại chưa thông báo cho ngươi?
Cho nên “nhớ đến vô thường, xin đừng phóng dật”, không thể nào giải đãi thêm nữa. Hành thiện không thể đợi, làm việc hiếu không thể đợi. Chúng ta xem thấy chữ “tử” này thì phải cảnh giác điều gì? Sư phụ thường nói, chết rồi là nguy hiểm lắm. Người thế gian nói chết là xong hết mọi việc. Điều đó là tuyệt đối sai lầm. Sau khi chết rồi thì theo nghiệp lưu chuyển, vậy thì chúng ta phải rất cảnh giác, chúng ta sẽ đi về cõi nào? Nghĩ thử coi, mỗi ngày ác niệm nhiều hay thiện niệm nhiều? Ác niệm nhiều thì đọa ba đường ác. Sư phụ thường nhắc nhở chúng ta, ba đường thiện là tham quan du lịch, ba đường ác là quê hương. Hễ không cẩn thận liền trở về quê hương, liền bị đọa lạc. Đây là một vấn đề rất nghiêm túc, mỗi ngày thiện niệm nhiều hay ác niệm nhiều?
Hôm qua nói với mọi người một câu kệ của thầy giáo Lý Bỉnh Nam, chúng ta phải tiếp thu, phải làm cho tốt. “Vọng niệm vừa khởi niệm liền mười câu Phật, vọng niệm chẳng nhiều bằng câu Phật. Nếu không sát-na khởi vọng niệm, sao được Phật hiệu như thoi đưa?”. Chỉ cần khởi một vọng niệm thì liền cảnh giác bằng cách niệm 10 tiếng Phật hiệu. Mỗi một vọng niệm vừa khởi, liền mau niệm tiếp 10 tiếng thì đảm bảo Phật hiệu nhiều hơn vọng niệm, đây là phương pháp tốt. Chư vị đồng tu bây giờ rất hiếm có, nghe được phương pháp tốt liền làm theo, đây gọi là “kiến thiện như bất cập”, nghe được đạo lý hay, chỉ sợ không mau chóng làm theo được.
- Category
- Giảng Pháp
Comments