Sư phụ ngài thường nói như vầy sách đọc hay không đọc. Đọc nhưng đến kỳ thi lại không đạt yêu cầu..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Giảng Kinh Vô Lượng Thọ_Tập 13 _ Cô Lưu Tố Vân

Tu Bồ-tát đạo”. Đầu tiên chúng ta phải biết thế nào là “Bồ-tát đạo”. Bồ-tát đạo chính là đạo giác ngộ. Tu Bồ-tát đạo chính là phải tu tâm giác ngộ. Thật sự làm được: giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Đây là một mà ba, ba mà một. Ba điều này quý vị chỉ cần được một điều, thì quý vị đồng thời đều có được ba điều rồi. Vậy nên tâm tu giác chính là Bồ-tát; tu chánh tâm, chánh tri chánh kiến là Bồ-tát; tu tâm thanh tịnh cũng là Bồ-tát.
Tu học Tịnh-tông thiên về tu tâm thanh tịnh. Tỳ-kheo Pháp Tạng sau khi phát tâm là chân tu. Chúng ta sau khi phát tâm có phải là chân tu? Hiện nay không ít đồng tu, mỗi ngày niệm rất nhiều lần Kinh Vô Lượng Thọ, niệm mấy vạn tiếng Phật hiệu, lại thêm lạy Phật. Vậy có tính là chân tu? Từ hình thức xem ra có chút giống, từ thực chất không nhất định là chân tu. Có phải là chân tu không phải xem điều gì? Phải xem tâm của quý vị, có phải là mỗi ngày một thanh tịnh hơn, mỗi năm một thanh tịnh hơn. Nói cách khác, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của quý vị, có phải là ngày càng đều giảm bớt. Ngày ngày giảm bớt đi thật không dễ dàng.
Phiền não nhẹ, trí huệ lớn, đây là tu Bồ-tát đạo. Nếu quý vị niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật. Đó chỉ là một loại cách thức. Nếu thông qua loại cách thức này, mà vọng tưởng, phiền não của quý vị ít đi, tâm thanh tịnh hơn, trí huệ lớn hơn. Đó là kết quả, là thành tích. Ngày ngày niệm Phật, tụng kinh, lễ Phật, mà phiền não không những không giảm bớt, ngược lại còn tăng thêm, điều này chẳng khác nào ngày ngày đọc sách, đến kỳ thi lại không đạt yêu cầu.
Sư phụ ngài thường nói như vầy: sách đọc hay không đọc? Đọc, nhưng đến kỳ thi lại không đạt yêu cầu, ở lại lớp hoài, mãi không tốt nghiệp được, điều này chẳng có tác dụng. Chúng ta hạ công phu tu học, nhất định phải có thành tích, đây mới là Bồ-tát đạo chân chính.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment