Sự cúng dường trong Phật pháp phải hiểu ý nghĩa của nó -123

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
96 Views
Dĩ nhân hạnh hoa” (do coi hạnh trong lúc tu nhân là hoa), Hoa tượng trưng cho cái nhân, Nghiêm biểu thị cái quả. Đây là dùng thực vật để tỷ dụ, quý vị thấy thực vật nở hoa trước, kết quả sau. Trong sự cúng dường của chúng ta, tức là sự cúng dường trong Phật pháp, hương và hoa thường được dùng nhất. Kẻ bình phàm chỉ biết thắp hương, dùng hoa tươi cúng Phật; thật ra, phải hiểu ý nghĩa của nó. Chẳng hiểu ý nghĩa của nó, sẽ là chỉ có hình thức, chẳng có thực chất. Thực chất quan trọng hơn hình thức, chúng ta phải biết điều này! Phật pháp, trọng thực chất, chẳng trọng hình thức. Do vậy, cá nhân chúng ta tu hành, hãy nên trọng thực chất, đừng trọng hình thức, nhưng ở chung với đại chúng, hình thức rất quan trọng, vì sao? Biểu thị pháp. Chúng ta cùng đại chúng cộng tu trong Phật đường, trước hình tượng Phật, Bồ Tát, phải cúng hương, hoa, chứ riêng mình tu hành thì chẳng cần thiết. Một nén hương là đủ rồi, hương, đèn, nước, một chén nước, khi bản thân chúng ta tu học [chỉ cần như vậy] là được rồi. Hương tượng trưng cho Tín, tín hương, đại biểu Giới, Định. Quý vị thấy trong bài Hương Tán có câu “Giới Định chân hương”, biểu thị điều này. Do vậy có thể biết: Hương là hình tướng, thực chất là gì? Thực chất là Giới, Định. Nếu chúng ta chẳng có Giới, chẳng có Định, chỉ là một nén hương suông, tức là chỉ có hình thức, chẳng có thực chất. Hương nhắc nhở chính mình phải tu Giới - Định, và cũng nhắc nhở người khác, nó có ý nghĩa ấy. Cúng hoa, hoa biểu thị sự tu nhân, nhân gì vậy? Lục Độ là nhân, bố thí, trì giới. Trong trì giới, Thập Thiện là nhân. Do vậy, chúng ta chú trọng tu nhân. Chẳng cúng hoa không sao cả, chúng ta thật sự tu hành là tu nhân, tu Thập Thiện, tu Lục Độ, đó là ý nghĩa của việc cúng hoa. Không cúng hoa, nhưng chúng ta đã đạt được ý nghĩa ấy, tức là có thực chất, chẳng có hình thức; điều này rất trọng yếu, hình thức chẳng trọng yếu. Chúng ta cúng trái cây, trái cây biểu thị phương hướng và mục tiêu tu hành, trái cây tượng trưng điều gì? Tượng trưng Bồ Đề, tượng trưng Niết Bàn. Chúng ta tu Tịnh Độ, quả ấy biểu thị Tây Phương Cực Lạc thế giới, niệm niệm chẳng quên, mang ý nghĩa này. Do vậy, hương và hoa là nhân, hoa nhân hạnh cảm quả đức, “trang nghiêm” là quả đức. Đối với tự thân, quả đức là “thanh tịnh, bình đẳng, giác” như trong kinh đã nói, đó là quả, nâng cao cảnh giới của chính mình, trang nghiêm quả đức. “Linh hiển trước cố” (khiến cho hiển hiện), cổ nhân Trung Quốc nói: “Tồn ư nội, nhi hình ư ngoại” (chất chứa bên trong, sẽ thể hiện ra bên ngoài). Trong tâm quý vị có thanh tịnh, bình đẳng, giác, liền hiện ra ngoài. Trong tâm người ta hoan hỷ, quý vị sẽ thấy vẻ mặt tươi cười. Người mang nỗi âu lo, quý vị thấy sắc mặt họ rất khó coi, đó là biểu hiện ra ngoài. Do vậy, nếu tâm địa quý vị thanh tịnh, tướng thanh tịnh liền hiện tiền; bình đẳng thì tướng bình đẳng cũng sẽ hiện ra, đó là “quả đức hiển trước” (quả đức hiển lộ).
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment