Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ này thống lĩnh vạn pháp.Là tổng cương lĩnh của tất cả Phật pháp

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Tịnh độ Đại Kinh Giãi Diễn Nghĩa
Tập 401
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng.

Hựu Tịnh Tu Tiệp Yếu tán niệm Phật pháp môn vân”. Tịnh Tu Tiệp Yếu là trước tác của cư sĩ Hạ Liên Cư, tác phẩm này rất hay. Tịnh Tu Tiệp Yếu là đường tắt! Trong này nói: “lục tự thống nhiếp vạn pháp, nhất môn tức thị phổ môn, toàn sự tức lý, toàn vọng quy chân, toàn tánh khởi tu, toàn tu tại tánh”. Chúng ta nói về mấy câu này trước. Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ này thống lĩnh vạn pháp. Không những là tất cả pháp mà Đức Thế Tôn nói trong suốt 49 năm đều quy nạp trong sáu chữ này, mà tất cả pháp của vô lượng Chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời nói, cũng không thể vượt ra ngoài sáu chữ này.
Sáu chữ này là gì? Là tổng cương lĩnh của tất cả Phật pháp. Nắm bắt sáu chữ này tức là nắm vững được tất cả Phật pháp. Bí mật này không ai biết được nên rất nhiều người còn muốn học cái này học cái kia. Nếu họ thật sự biết họ sẽ vứt bỏ tất cả chỉ nắm giữ sáu chữ này. Hoa Nghiêm không ra khỏi sáu chữ này, Pháp Hoa cũng không vượt ra khỏi sáu chữ này, Phương Đẳng, Bát Nhã tất cả đều không ra ngoài sáu chữ này. Sáu chữ này rốt cuộc có nghĩa gì? Sáu chữ này có thể phiên dịch, không phải không thể phiên dịch. Pháp sư phiên dịch kinh vẫn dùng âm tiếng phạn gọi là tôn trọng không dịch. Không phải không thể phiên dịch mà vì tôn trọng nó. Giữ lại nguyên âm của nó chỉ giải thích ý của nó.
Nam mô có nghĩa là quy y, quy mạng. A dịch là vô. Di Đà dịch là lượng. Phật dịch là giác. Đọc theo ý chữ hán chúng ta sẽ dễ hiểu, Quy Mạng Vô Lượng Giác. Danh từ này quý vị hoàn toàn có thể lý giải, thống lĩnh vạn pháp, vô lượng giác! Mỗi vị Phật đều là vô lượng giác, mỗi pháp môn đều là vô lượng giác, mỗi chúng sanh đều vô lượng giác, mỗi sự vật cũng là vô lượng giác. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “nhất tức thị đa, đa tức thị nhất”, lời này không sai chút nào. Ở trước chúng ta từng nói chư vị tổ sư thời đại Tuỳ Đường, họ cùng nghiên cứu tất cả các kinh mà Đức Thế Tôn nói trong suốt 49 năm, bộ kinh nào là đệ nhất? Nghiên cứu đến cuối cùng thì Phật A Di Đà là đệ nhất chính là danh hiệu này của Phật A Di Đà đệ nhất.
Chư vị tổ sư thời Tuỳ Đường đưa ra kết luận chứng minh sáu chữ này thống nhiếp vạn pháp là thật không phải giả. Sáu chữ này mặc dù thống lý vạn pháp, pháp môn này tức là phổ môn. Phổ môn là gì? Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Trong tứ hoằng thệ nguyện nói “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, một môn chính là vô lượng pháp môn, vô lượng pháp môn chính là một môn. Vì sao vậy? Vì một môn có thể kiến tánh. Chỉ cần kiến tánh, vô lượng pháp môn đều phát xuất từ tự tánh. Chúng ta đã tìm ra nguồn gốc phát xuất từ tự tánh nên các môn đều thông. Một pháp môn thông thì tất cả các pháp môn đều thông. Nếu còn một pháp môn chưa thông chứng tỏ pháp môn này của quý vị chưa thông, nên các pháp môn đều không thông. Một thông thì nhất định là tất cả thông vì thế một kinh thông nhất định các kinh đều thông.
Quý vị nói tôi chỉ biết giảng bộ kinh này còn các kinh khác không biết giảng. Như vậy quý vị chưa thông bộ kinh này. Thông là gì? Là đã thấu triệt. Thông đến đâu? Thông đến tự tánh.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment