Hiện tượng phổ biến: công phu niệm Phật chẳng đắc lực
Nhiều người niệm Phật mười năm, hai mươi năm công phu chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là gì?
Khi dự Phật Thất, lúc ban đầu dường như niệm giỏi lắm, rất tinh tấn, nhưng dần dần càng niệm càng cảm thấy khô khan, chẳng có mùi vị, càng niệm càng chán, chẳng muốn niệm tiếp, nguyên nhân là gì?
Khi bế quan niệm Phật, lúc bắt đầu thì ba giờ sáng thức dậy niệm Phật, vài ngày sau năm giờ mới thức; qua một thời gian sau tám giờ mới thức. Sau cùng, ngủ miết chẳng muốn thức sớm nữa!
Mọi người đừng cười, quý vị cũng có thể lâm vào tình trạng này. Phần đông mọi người thường có tình trạng như sau: Khi niệm Phật, nếu không khởi vọng tưởng thì ngủ gục. Dù biết rõ pháp môn Tịnh Độ thù thắng, biết công đức danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, nhưng câu Phật hiệu này càng niệm càng chẳng có hứng thú gì, càng niệm càng chẳng có động lực, cuối cùng chịu thua, bỏ luôn.
Hết thảy những nỗi khổ trong thế gian chẳng vượt hơn nỗi khổ sanh tử. Nếu không liễu sanh tử thì sanh rồi chết, chết rồi sanh, sanh sanh tử tử. Vừa xuất một bào thai này, lại nhập một bào thai khác; vừa thoát một đãy da liền khoác lên một đãy da khác, khổ chẳng nói nổi! Huống chi chưa thoát luân hồi, khó tránh khỏi đọa lạc. Bào thai heo, bào thai chó, chẳng có chỗ nào không vào. Đãy da lừa, đãy da ngựa, chẳng chừa thứ nào. Được làm thân người là khó có nhất, nhưng rất dễ đánh mất. Chỉ sai sót một niệm liền đọa vào ác thú. Tam đồ dễ vào khó ra, địa ngục thời gian lâu dài nỗi khổ nặng nề. Qua bảy thời đức Phật [ra đời, một bầy kiến] vẫn còn mang thân kiến. Tám vạn kiếp sau chưa thoát thân bồ câu. Thời gian trong cõi súc sanh dài lâu, thời gian trong cõi ngạ quỷ, địa ngục còn lâu dài gấp nhiều lần. Trải qua nhiều kiếp dài đăng đẳng tới lúc nào mới dứt, mới thoát? Vạn nỗi khổ nung nấu, chẳng thoát được, chẳng cứu vớt được. Mỗi lần nhắc đến, lông tóc dựng đứng. Mỗi lần nghĩ tới, ngũ tạng như đang bị thiêu như đang bị đốt”.
Ấn Quang đại sư đánh giá đoạn văn trên của Triệt Ngộ đại sư như sau: “Đoạn khai thị này tinh túy thiết tha đến cùng cực, [mọi người]hãy nên đọc cho nhuần nhuyễn”.
Nhiều người niệm Phật mười năm, hai mươi năm công phu chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là gì?
Khi dự Phật Thất, lúc ban đầu dường như niệm giỏi lắm, rất tinh tấn, nhưng dần dần càng niệm càng cảm thấy khô khan, chẳng có mùi vị, càng niệm càng chán, chẳng muốn niệm tiếp, nguyên nhân là gì?
Khi bế quan niệm Phật, lúc bắt đầu thì ba giờ sáng thức dậy niệm Phật, vài ngày sau năm giờ mới thức; qua một thời gian sau tám giờ mới thức. Sau cùng, ngủ miết chẳng muốn thức sớm nữa!
Mọi người đừng cười, quý vị cũng có thể lâm vào tình trạng này. Phần đông mọi người thường có tình trạng như sau: Khi niệm Phật, nếu không khởi vọng tưởng thì ngủ gục. Dù biết rõ pháp môn Tịnh Độ thù thắng, biết công đức danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, nhưng câu Phật hiệu này càng niệm càng chẳng có hứng thú gì, càng niệm càng chẳng có động lực, cuối cùng chịu thua, bỏ luôn.
Hết thảy những nỗi khổ trong thế gian chẳng vượt hơn nỗi khổ sanh tử. Nếu không liễu sanh tử thì sanh rồi chết, chết rồi sanh, sanh sanh tử tử. Vừa xuất một bào thai này, lại nhập một bào thai khác; vừa thoát một đãy da liền khoác lên một đãy da khác, khổ chẳng nói nổi! Huống chi chưa thoát luân hồi, khó tránh khỏi đọa lạc. Bào thai heo, bào thai chó, chẳng có chỗ nào không vào. Đãy da lừa, đãy da ngựa, chẳng chừa thứ nào. Được làm thân người là khó có nhất, nhưng rất dễ đánh mất. Chỉ sai sót một niệm liền đọa vào ác thú. Tam đồ dễ vào khó ra, địa ngục thời gian lâu dài nỗi khổ nặng nề. Qua bảy thời đức Phật [ra đời, một bầy kiến] vẫn còn mang thân kiến. Tám vạn kiếp sau chưa thoát thân bồ câu. Thời gian trong cõi súc sanh dài lâu, thời gian trong cõi ngạ quỷ, địa ngục còn lâu dài gấp nhiều lần. Trải qua nhiều kiếp dài đăng đẳng tới lúc nào mới dứt, mới thoát? Vạn nỗi khổ nung nấu, chẳng thoát được, chẳng cứu vớt được. Mỗi lần nhắc đến, lông tóc dựng đứng. Mỗi lần nghĩ tới, ngũ tạng như đang bị thiêu như đang bị đốt”.
Ấn Quang đại sư đánh giá đoạn văn trên của Triệt Ngộ đại sư như sau: “Đoạn khai thị này tinh túy thiết tha đến cùng cực, [mọi người]hãy nên đọc cho nhuần nhuyễn”.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments