Văn Hóa Truyền Thống Dẫn Dắt Doanh Nghiệp Đi Về Hướng Thành Công (Tập 6B) | Thầy giáo Hồ Tiểu Lâm
Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời mọi người ngồi, xin cảm ơn! Sau đây tôi sẽ tiếp tục báo cáo với mọi người về quá trình sửa lỗi. Bởi vì tội lỗi - thật sự như lông nhím, quá nhiều, cho nên cũng không biết bắt đầu nói từ đâu. Trước khi giảng bài này, tôi muốn đem “Liễu Phàm tứ huấn”, một số lời dạy - của tiên sinh Liêu Phàm về việc sửa lỗi, báo cáo với mọi người một chút. Ông nói, đây cũng là - một số cảm nhận của bản thân tôi khi sửa lỗi. Lỗi lầm này, - quý vị nhất định đừng cho rằng lỗi lầm này là, tháng này sửa xong rồi sau đó sẽ không còn, hoặc là giai đoạn này tôi sửa rồi - tôi sẽ không còn nữa, quý vị cũng đừng có sai lầm là, cảm thấy tôi đọc kinh xong tức là đã sửa lỗi, tôi niệm Phật tức là đã sửa lỗi, tôi tham gia pháp hội tức là đã sửa lỗi, không phải, không phải như vậy.
Tiên sinh Liễu Phàm trong “Liễu Phàm tứ huấn” của mình đã kể câu chuyện về Cừ Bá Ngọc, ông nói hồi trước đây, khi Cừ Bá Ngọc 20 tuổi, “dĩ giác tiền nhật chi phi nhi tận cải chi hĩ”. Quý vị coi Cừ Bá Ngọc đã sửa lỗi ra sao, khi ông 20 tuổi, ông thấy tội lỗi trước đây của mình, sai lầm trước đây, đều đã - sửa đổi hết rồi, hoàn toàn sửa hết. “Chí nhị thập nhất tuế”, đến khi ông 21 tuổi, “nãi tri tiền chi sở cải, vị tận dã”, lỗi trước đây đã sửa vẫn chưa sửa xong, đây là một hiện tượng - rất bình thường trong việc sửa lỗi. “Cập nhị thập nhị tuế, - hồi thị nhị thập nhất tuế, do tại mộng trung”. Có nghĩa là 22 tuổi - quay đầu nhìn lại năm 21 tuổi, vẫn còn thấy như trong cơn mộng, vẫn còn lỗi lầm. “Tuế phục nhất tuế”, năm này qua năm khác, “đệ đệ cải chi”, chữ “đệ” này - tức là luân lưu, tuần tự mà sửa, năm này qua năm khác mà sửa. “Hành niên ngũ thập”, chữ “hành” này nghĩa là thế nào? Trải qua, trải nghiệm, đã trải qua 50 năm, “hành niên ngũ thập”, “nhi do tri tứ thập cửu niên chi phi”, vấn đề của năm 49 tuổi này, - đến 50 tuổi đã nhận ra. Người xưa học tập sửa lỗi như vậy, người xưa đã sửa lỗi như vậy. Cừ Bá Ngọc lợi hại lắm, - ghê gớm lắm, đại đức một thời, khi ông 50 tuổi, - còn biết được 49 tuổi có lỗi lầm. “Ngô bối thân vi phàm lưu, quá ác vị tập; nhi hồi tư vãng sự, - thường nhược bất kiến kì hữu quá giả”. Ông nói chúng ta là phàm lưu, phàm phu, quá ác vị tập, - “vị” có nghĩa là rất nhiều, “nhi hồi tư vãng sự”, hồi tưởng chuyện xưa, “thường nhược bất kiến kì hữu quá giả”, chúng ta hình như - luôn không nhìn thấy lỗi lầm của mình.
Nguyên nhân gì? Tiên sinh Liễu Phàm nói, - “tâm thô nhi nhãn ế dã”, tâm thô, đôi mắt có chướng ngại. Cho nên sửa lỗi xem ra là một việc lâu dài, không phải quá trình một sớm một chiều, nó dài đến mức độ nào, sự lâu dài này, ông nói thử với chúng tôi, - rốt cuộc phải sửa đến lúc nào mới xong? Sửa đến lúc quý vị thành Phật.
[...]
[GỢI Ý VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC DẪN DẮT DOANH NGHIỆP ĐI VỀ HƯỚNG THÀNH CÔNG] (TẬP 6)
URL Danh sách phát: https://youtu.be/BcW3N9NARSc
Diễn giảng: Thầy giáo Hồ Tiểu Lâm
Thời gian: 27/07/2010
Địa điểm: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kong
Chuyển ngữ: Minh Hải
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hoclamnguoitotvn
Các vị pháp sư, các vị đồng học, mời mọi người ngồi, xin cảm ơn! Sau đây tôi sẽ tiếp tục báo cáo với mọi người về quá trình sửa lỗi. Bởi vì tội lỗi - thật sự như lông nhím, quá nhiều, cho nên cũng không biết bắt đầu nói từ đâu. Trước khi giảng bài này, tôi muốn đem “Liễu Phàm tứ huấn”, một số lời dạy - của tiên sinh Liêu Phàm về việc sửa lỗi, báo cáo với mọi người một chút. Ông nói, đây cũng là - một số cảm nhận của bản thân tôi khi sửa lỗi. Lỗi lầm này, - quý vị nhất định đừng cho rằng lỗi lầm này là, tháng này sửa xong rồi sau đó sẽ không còn, hoặc là giai đoạn này tôi sửa rồi - tôi sẽ không còn nữa, quý vị cũng đừng có sai lầm là, cảm thấy tôi đọc kinh xong tức là đã sửa lỗi, tôi niệm Phật tức là đã sửa lỗi, tôi tham gia pháp hội tức là đã sửa lỗi, không phải, không phải như vậy.
Tiên sinh Liễu Phàm trong “Liễu Phàm tứ huấn” của mình đã kể câu chuyện về Cừ Bá Ngọc, ông nói hồi trước đây, khi Cừ Bá Ngọc 20 tuổi, “dĩ giác tiền nhật chi phi nhi tận cải chi hĩ”. Quý vị coi Cừ Bá Ngọc đã sửa lỗi ra sao, khi ông 20 tuổi, ông thấy tội lỗi trước đây của mình, sai lầm trước đây, đều đã - sửa đổi hết rồi, hoàn toàn sửa hết. “Chí nhị thập nhất tuế”, đến khi ông 21 tuổi, “nãi tri tiền chi sở cải, vị tận dã”, lỗi trước đây đã sửa vẫn chưa sửa xong, đây là một hiện tượng - rất bình thường trong việc sửa lỗi. “Cập nhị thập nhị tuế, - hồi thị nhị thập nhất tuế, do tại mộng trung”. Có nghĩa là 22 tuổi - quay đầu nhìn lại năm 21 tuổi, vẫn còn thấy như trong cơn mộng, vẫn còn lỗi lầm. “Tuế phục nhất tuế”, năm này qua năm khác, “đệ đệ cải chi”, chữ “đệ” này - tức là luân lưu, tuần tự mà sửa, năm này qua năm khác mà sửa. “Hành niên ngũ thập”, chữ “hành” này nghĩa là thế nào? Trải qua, trải nghiệm, đã trải qua 50 năm, “hành niên ngũ thập”, “nhi do tri tứ thập cửu niên chi phi”, vấn đề của năm 49 tuổi này, - đến 50 tuổi đã nhận ra. Người xưa học tập sửa lỗi như vậy, người xưa đã sửa lỗi như vậy. Cừ Bá Ngọc lợi hại lắm, - ghê gớm lắm, đại đức một thời, khi ông 50 tuổi, - còn biết được 49 tuổi có lỗi lầm. “Ngô bối thân vi phàm lưu, quá ác vị tập; nhi hồi tư vãng sự, - thường nhược bất kiến kì hữu quá giả”. Ông nói chúng ta là phàm lưu, phàm phu, quá ác vị tập, - “vị” có nghĩa là rất nhiều, “nhi hồi tư vãng sự”, hồi tưởng chuyện xưa, “thường nhược bất kiến kì hữu quá giả”, chúng ta hình như - luôn không nhìn thấy lỗi lầm của mình.
Nguyên nhân gì? Tiên sinh Liễu Phàm nói, - “tâm thô nhi nhãn ế dã”, tâm thô, đôi mắt có chướng ngại. Cho nên sửa lỗi xem ra là một việc lâu dài, không phải quá trình một sớm một chiều, nó dài đến mức độ nào, sự lâu dài này, ông nói thử với chúng tôi, - rốt cuộc phải sửa đến lúc nào mới xong? Sửa đến lúc quý vị thành Phật.
[...]
[GỢI Ý VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC DẪN DẮT DOANH NGHIỆP ĐI VỀ HƯỚNG THÀNH CÔNG] (TẬP 6)
URL Danh sách phát: https://youtu.be/BcW3N9NARSc
Diễn giảng: Thầy giáo Hồ Tiểu Lâm
Thời gian: 27/07/2010
Địa điểm: Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kong
Chuyển ngữ: Minh Hải
Ban biên tập Học Làm Người Tốt thành kính giới thiệu!
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/hoclamnguoitotvn
- Category
- Giảng Pháp
Comments