Phàm - Thánh sai biệt ở chỗ mê hay ngộ.Chúng ta mong mỏi làm thiện nhân, hay là mong làm ác nhân ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 111
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Cha mẹ thật sự yêu thương con cái, vun bồi căn cội tốt đẹp từ bé, đó gọi là “chân ái hộ” (thật sự yêu thương). Gốc sâu rễ vững, tăng trưởng, bất luận trong cảnh duyên nào, đếu chẳng bị biến đổi. Do vậy, có thể nào chẳng thể cảm ân cha mẹ? Cha mẹ sanh ra chúng ta, nuôi nấng, giáo dục chúng ta, ân đức ấy quá lớn. Cha mẹ dưỡng thành cội rễ ấy, Phật, Bồ Tát tiếp tục dạy bảo quý vị, trong một đời này, quý vị có thể thành Phật, thành Bồ Tát. Phật, Bồ Tát là thầy của chúng ta, tức là A Xà Lê của chúng ta. A Xà Lê là Giáo Thọ, hoặc Quỹ Phạm Sư, là vị thầy giúp chúng ta thành tựu. Người sống trong thế gian phải cảm ân, cội rễ của cảm ân là cha mẹ và sư trưởng, đấy là cội nguồn! Nếu chẳng có hai loại cội rễ ấy, bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng thì trong thế gian này, bố thí, thi ân đối với bất luận người nào hay vật nào toàn là giả dối. Vì sao? Ân huệ ấy chẳng có Căn; do vậy, ân huệ ấy chẳng phải là sống, mà là chết, chẳng có Căn mà! Chớ nên chẳng biết đạo lý này
Đức Phật muốn chúng ta phải dùng trí huệ ấy, dùng thanh tịnh bình đẳng giác để nhìn thế gian, quý vị mới có thể thấy chân tướng, mới có thể thấy hết thảy vạn pháp chẳng sai khác mảy may. Không chỉ là phàm - thánh chẳng có sai biệt, mà đều là tự tánh hiện. Phàm - thánh sai biệt ở chỗ nào? Hiểu rõ tự tánh là thánh nhân, mê hoặc tự tánh là phàm phu. Phàm - thánh sai biệt ở chỗ mê hay ngộ, chẳng liên quan gì đến tự tánh. Tự tánh chẳng có mê hay ngộ. Con người có mê hay ngộ, chứ tự tánh chẳng có mê hay ngộ, phải hiểu đạo lý này! Vọng tâm có mê hay ngộ, chân tâm chẳng có mê hay ngộ. Đó là vũ trụ và nhân sinh quan trong nhà Phật. Do vậy, tiên sinh Phương Đông Mỹ đã nói: “Triết học trong kinh Phật là đỉnh cao nhất trong triết học trên toàn thể thế giới”, câu nói ấy rất hay. Mấy câu nói sau đây có thể chứng minh lời của cụ Phương, “liễu tri tự tâm, nhất niệm đốn viên, bình đẳng chánh tánh, phàm thánh cộng hữu, nhất tế vô sai”.

“Dĩ bất liễu cố, sở hữu nguyện hạnh giai bất cụ túc” (do chẳng hiểu rõ nên tất cả hạnh nguyện đều chẳng trọn đủ). Nếu chẳng biết chuyện này, sẽ phiền phức lớn. Phiền phức lớn cỡ nào? Mê hoặc, điên đảo, tạo nghiệp thọ báo, luân hồi trong lục đạo. Giác ngộ bèn như thế nào? Chẳng còn luân hồi trong lục đạo, vĩnh viễn vượt thoát. Do vậy, quý vị thường sanh tâm hoan hỷ, pháp hỷ sung mãn. Trong tâm mục của người thế gian, đấy mới là thật sự đạt đến cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn rốt ráo. Chúng tôi đã nói rất nhiều lần, chuyện này chẳng mảy may liên quan đến giàu, nghèo, sang, hèn! Giàu, nghèo, sang, hèn là gì ? Là nghiệp báo của phàm phu. Khi quý vị giác ngộ, sẽ hoàn toàn vượt thoát, vượt thoát lục đạo phàm phu, vượt trỗi những bậc tiểu thánh, thọ dụng tự nhiên thay đổi.

Nếu ý niệm của chúng ta sai trái, niệm niệm đều là tham, sân, si, niệm niệm đều là ngũ dục, lục trần, tôi vừa mới nói rồi đó, cũng có kẻ hộ niệm quý vị: Ma Vương Ba Tuần, La Sát, yêu ma quỷ quái, oán thân trái chủ đều hộ niệm quý vị, trợ giúp quý vị tạo ác. Nói cách khác, họ giúp đỡ, dụ dỗ quý vị đi vào đâu? Vào tam đồ, đến các nơi khác nhau, như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đến những nơi đó. Người niệm Phật, Phật hộ niệm quý vị, quý vị sanh về thế giới Cực Lạc. Thiện nhân chẳng niệm Phật, trong tâm muốn sanh lên trời, hoặc muốn đời sau được hưởng phước báo nhân thiên, Phật, Bồ Tát, thiện thần đều gia hộ, hộ niệm quý vị, tâm nguyện nhất định xứng ý đúng lý, nhất định như nguyện. Ở chỗ này, chúng ta thấy kinh giáo nói: Đối hết thảy chúng sanh, chư Phật, Bồ Tát “tùy tâm ứng lượng”, tức là thuận theo nguyện vọng của quý vị, mà Phật, Bồ Tát thỏa mãn nguyện vọng. Đó là nói rõ sau khi tương ứng, nhất định được hộ niệm!
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment